Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Trần Thu Huyền, hiện tại tôi và một người bạn có ấp ủ mở một công ty sản xuất, kinh doanh buôn bán phân bón cho cây trồng. Được biết phân bón có rất nhiều hợp chất hóa học khác nhau đòi hỏi ngay từ kho bảo quản phải đáp ứng những quy định chuẩn theo pháp luật để có thể bảo quản tốt. Và nếu như không thể đảm bảo những quy định về kho chứa đó, có thể sẽ dẫn đến các thiệt hại khó mà hình dung được, điều này khiến chúng tôi vô cùng băn khoăn. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi quy định về kho chứa phân bón khi kinh doanh cần những gì không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Quy định về kho chứa phân bón khi kinh doanh cần những gì?” và cũng như trả lời các thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
- Luật Trồng trọt năm 2018
Phân bón là gì?
Trước tiên để tìm hiểu các quy định cần lưu ý về kho chứa phân bón khi kinh doanh thì chúng ta phải hiểu rõ được phân bón là gì, có công dụng ra sao. Vậy căn cứ theo khoản 20 Điều 2 Luật Trồng trọt năm 2018 đã định nghĩa về khái niệm phân bón là gì như sau: Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản, phân bón là những chất được sử dụng để bón vào đất nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho đất, cây trồng, nhằm thúc đẩy sự phát triển, sinh trưởng của cây trồng, từ đó cho năng suất thu hoạch cao.
Quy định về kho chứa phân bón khi kinh doanh cần những gì?
Phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện nên việc kinh doanh mặt hàng này cũng được quản lý chặt chẽ. Do đó, cá nhân, tổ chức cũng cần nắm được các điều kiện kinh doanh phân bón.
Thứ nhất, về điều kiện sản xuất phân bón. Căn cứ Điều 41 Luật Trồng trọt năm 2018, tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
Điều kiện để được cấp loại giấy này được quy định như sau:
– Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với quy mô sản xuất phân bón
– Có dây chuyền, máy móc, thiết bị phù hợp với quy trình sản xuất từng loại, dạng phân bón.
– Có phòng thử nghiệm hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do cá nhân, tổ chức sản xuất.
– Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp và được cập nhật với tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế về quản lý chất lượng.
– Khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm được bố trí riêng biệt.
– Người trực tiếp điều hành sản xuất phân bón có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
Thứ hai, về điều kiện buôn bán phân bón. Theo Điều 42 Luật trồng trọt năm 2018, tổ chức, cá nhân muốn buôn bán phân bón phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón. Riêng trường hợp buôn bán phân bón do tự cá nhân, tổ chức sản xuất thì không phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
Cá nhân tổ chức muốn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng.
– Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón.
– Người trực tiếp buôn bán phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón. Trừ trường hợp người bán có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
Hành vi sản xuất buôn bán phân bón giả bị phạt tù bao nhiêu năm?
Bất kể hành vi sản xuất buôn bán phân bón giả đều sẽ phải chịu sự trừng phạt thích đáng của pháp luật, bởi điều này sẽ làm lũng đoạn thị trường, khiến cho năng suất của nhiều cây trồng bị giảm sút gây tổn hại trực tiếp đến kinh tế. Vậy những hành vi đó sẽ bị xử phạt ra sao thì căn cứ Điều 195 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, cá nhân, tổ chức sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi nếu thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30 triệu đồng trở lên hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 195 hoặc một trong các Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên.
– Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên.
Cá nhân bị phạt như sau:
– Khung 1: Phạt tiền từ 100 triệu – 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Khung 2: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Buôn bán qua biên giới;
- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150 – dưới 500 triệu đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng;
- Thu lợi bất chính từ 100 – dưới 500 triệu đồng.
– Khung 3: Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500 triệu đồng trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 1,5 – dưới 3 tỷ đồng;
- Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 02 tỷ đồng.
– Khung 4: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.
Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
- Gây thiệt hại về tài sản 03 tỷ đồng trở lên;
- Thu lợi bất chính 02 tỷ đồng trở lên.
– Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
* Pháp nhân thương mại phạm tội bị phạt như sau:
– Khung 1: Phạt tiền từ 01 – 03 tỷ đồng.
– Khung 2: Phạt tiền từ 03 – 06 tỷ đồng.
– Khung 3: Phạt tiền từ 06 – 09 tỷ đồng.
– Khung 4: Phạt tiền từ 09 – 15 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
– Hình phạt bổ sung: Phạt tiền từ 100 – 300 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật kinh doanh Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về kho chứa phân bón khi kinh doanh gồm những gì?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về tranh chấp đất đai,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Bán phân bón có cần giấy phép không?
- Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu phân bón năm 2023
- Nghị định 55/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 9 Luật Trồng trọt năm 2018 đã liệt kê các hành vi cấm cá nhân, tổ chức thực hiện, bao gồm:
– Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu phân bón chưa được quyết định công nhận lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp nhập khẩu phân bón và sản xuất phân bón để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
– Sản xuất, buôn bán phân bón chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán.
– Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu phân bón giả, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc.
– Cung cấp thông tin về phân bón sai lệch với thông tin đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc sai lệch với thông tin tự công bố.
– Thực hiện trái phép dịch vụ khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận chất lượng phân bón.
Theo Điều 3 Nghị định 84/2019/NĐ-CP và hướng dẫn tại Quy chuẩn QCVN 01-189:2019/BNNPTNT, phân bón được phân loại thành các nhóm sau:
– Nhóm phân bón hóa học (phân bón vô cơ): Gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp, được xử lý qua quá trình hóa học hoặc chế biến khoáng sản.
Nhóm này được phân loại thành:
Phân bón đa lượng.
Phân bón trung lượng.
Phân bón vi lượng .
Phân bón vô cơ cải tạo đất.
Phân bón hóa học nhiều thành phần (phân bón vô cơ nhiều thành phần).
– Nhóm phân bón hữu cơ: Gồm các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm chất hữu cơ tổng hợp), được xử lý thông qua quá trình vật lý như làm khô, nghiền, sàng, phối trộn, làm ẩm hoặc sinh học như ủ, lên men, chiết.
Nhóm này được phân loại thành:
Phân bón hữu cơ
Phân bón hữu cơ cải tạo đất.
Phân bón hữu cơ nhiều thành phần.
– Nhóm phân bón sinh học: Gồm các loại phân bón được sản xuất nhờ quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, thành phần có chứa một hoặc nhiều chất sinh học.
Nhóm này được phân loại thành:
Phân bón sinh học.
Phân bón vi sinh vật (còn gọi là phân bón vi sinh).
Phân bón sinh học cải tạo đất.
Phân bón sinh học nhiều thành phần.
Theo quy định tại Điều 36 Luật Trồng trọt năm 2018, phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện và phải được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
Trừ trường hợp sau:
– Phân bón hữu cơ được sản xuất để sử dụng nhưng không vì mục đích thương mại, phân bón được nhập khẩu;
– Phân bón được sản xuất để xuất khẩu theo hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có thời hạn là 05 năm và có thể được gia hạn.
Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài (có văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hoạt động trong lĩnh vực phân bón tại Việt Nam) đều được đứng tên đăng ký công nhận lưu hành phân bón nhưng mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được công nhận một tên phân bón cho mỗi công thức thành phần, hàm lượng dinh dưỡng.