Thưa luật sư, tôi là sinh viên năm cuối và đã học xong đủ tín để ra trường tôi có ý định xin vào các văn phòng luật để có thể xin vào làm lấy kinh nghiệm. Tôi muốn hỏi luật sư nếu như mình xin vào thực tập tại các văn phòng luật thì cần có điều kiện gì không? Quy định về hướng dẫn tập sự hiện nay như thế nào? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Quy định về hướng dẫn tập sự ; Cần phải làm như thế nào? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Căn cứ pháp luật
Tập sự là gì?
Cụm từ tập sự chúng ta hay gặp hoặc thường được nhắc đến khi được tuyển dụng vào viên chức, công chức. Ngoài ra, chúng ta cũng thường gặp tập sự công chức, tập sự Luật sư và tập sự công chứng.
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định thì chế độ tập sự là các quy định liên quan đến quá trình người được tuyển dụng vào viên chức làm quen với môi trường công tác và tập làm những công việc của vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp sẽ được bổ nhiệm quy định trong hợp đồng làm việc.
Quy định về hướng dẫn tập sự
Chế độ tập sự theo quy định hiện hành
Theo quy định tại Điều 27 của Luật viên chức năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2019 có quy định về chế độ tập sự của viên chức như sau:
‘Điều 27. Chế độ tập sự
1. Người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự, trừ trường hợp đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.
2. Thời gian tập sự từ 03 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc.
3. Chính phủ quy định chi tiết chế độ tập sự.’
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Khi trúng tuyển tại kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức hàng năm thì viên chức phải tập sự trong khoảng thời gian ít nhất là 03 tháng đến tối đa là 12 tháng. Người được miễn thời gian tập sự phải là người đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.
Chính phủ quy định chi tiết chế độ tập sự được hướng dẫn bởi Mục 6 Chương 2 Nghị định 29/2012/NĐ-CP. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP nay được sửa đổi bởi Khoản 11, 12 Điều 2 Nghị định 161/2018/NĐ-CP. Về chế độ tập sự, người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật viên chức.
Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự. Thời gian tập sự được quy định như sau:
– 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học. Riêng đối với chức danh nghề nghiệp bác sĩ là 09 tháng.
– 09 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng.
– 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp.
Nội dung tập sự mà viên chức cần thực hiện như sau:
+ Nắm vững quy định của Luật viên chức về quyền, nghĩa vụ của viên chức, những việc viên chức không được làm; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng;
+ Trau dồi kiến thức và rèn luyện năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng;
+ Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
Không thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều này.
Người hướng dẫn tập sự phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Luật viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Tại Điều 21, Mục 6 Tập sự – Chương 2 quy định về tuyển dụng viên chức. Nội dung hướng dẫn Điều này tại Nghị định 29/2012/NĐ-CP nay được sửa đổi bởi Khoản 11, 12 Điều 2 Nghị định 161/2018/NĐ-CP.
‘Điều 21. Hướng dẫn tập sự
1. Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm hướng dẫn người tập sự nắm vững và tập làm những công việc theo yêu cầu nội dung tập sự quy định tại Khoản 4 Điều 20 Nghị định này.
2. Chậm nhất sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày viên chức đến nhận việc, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp phải cử viên chức có chức danh nghề nghiệp bằng hoặc cao hơn, có năng lực, kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng truyền đạt hướng dẫn người tập sự. Không thực hiện việc cử một người hướng dẫn tập sự cho hai người tập sự trở lên trong cùng thời gian.
3. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập không có điều kiện để cử viên chức hướng dẫn người tập sự theo quy định tại khoản 2 Điều này thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp xem xét, quyết định.”
Theo đó, các đơn vị sự nghiệp công lập phải có trách nhiệm hướng dẫn người tập sự cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật, kỹ năng tham gia công việc, làm quen với môi trường làm việc mới, tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng, trau dồi kiến thức và rèn luyện năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, quyền, nghĩa vụ của người tập sự. Người hướng dẫn tập sự viên chức có đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Trước tiên phải là viên chức tức là được tuyển dụng theo vị trí việc làm, đang làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
– Có chức danh nghề nghiệp bằng hoặc cao hơn, ví dụ nếu viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III thì được phép hướng dẫn tập sự cho viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV.
– Có năng lực, kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ: Điều này thể hiện ở việc người hướng dẫn phải có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các công việc của người tập sự do mình được phân công. Ngoài ra, người hướng dẫn phải là cá nhân có năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc, ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức kỷ luật…
– Có khả năng truyền đạt hướng dẫn người tập sự: Thể hiện ở việc người hướng dẫn tập sự phải nhiệt tình, trách nhiệm trong việc hướng dẫn người tập sự. Hoạt động nghề nghiệp và các nguyên tắc của hoạt động nghề nghiệp của việc chức đòi hỏi người hướng dẫn tập sự phải hiểu và nắm được quy định nghề nghiệp của viên chức trên cơ sở do tính chất công việc mà viên chức thực hiện. Thêm vào đó, cá nhân hướng dẫn viên chức tập sự phải có kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu để xử lý, giải quyết công việc.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Quy định về hướng dẫn tập sự”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; Trích lục ghi chú ly hôn giải thể công ty cổ phần; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Tập sự và thử việc là hai hoạt động có bản chất khác nhau, tuy nhiên nhiều người vẫn nhầm lẫn hai thuật ngữ này là một. Vì vậy chúng tôi sẽ phân tích điểm khác nhau giữa tập sự và thử việc thông qua các tiêu chí dưới đây:
– Cơ sở pháp lý điều chỉnh:
+ Tập sự: Tùy theo vị trí việc làm mà văn bản pháp luật điều chỉnh sẽ khác nhau. Trong trường hợp của bạn bạn thi viên chức thì chế độ tập sự được điều chỉnh bởi Luật Viên chức 2010, Nghị định 115/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn liên quan khác.
+ Thử việc: Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Đối tượng áp dụng:
+ Tập sự: Thường áp dụng cho những người thi vào công chức, viên chức, định hướng trở thành Luật sư hay Công chứng viên.
+ Thử việc: Được áp dụng cho những người lao động làm việc ở nhiều môi trường khác nhau như doanh nghiệp, tổ chức,…
– Thời điểm áp dụng:
+ Tập sự: Trước khi được làm việc chính thức, sau thời gian tập sự sẽ có thể có thêm thời gian thử việc.
+ Thử việc: Thực hiện trước khi ký hợp đồng lao động chính thức (nếu có thỏa thuận thử việc).
Theo đó, chế độ tập sự được áp dụng với công chức loại C là công chức được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương; công chức loại D là công chức được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên mới được tuyển dụng.
Những người đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, được bố trí làm đúng ngành, nghề đào tạo hoặc đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự… thì không phải tập sự.
Mặc dù không phải tập sự nhưng những đối tượng này phải tham gia khóa bồi dưỡng quản lý Nhà nước để hoàn chỉnh tiêu chuẩn, điều kiện của ngạch công chức trước khi bổ nhiệm.
Ngoài ra, theo quy định Điều 21 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, cơ quan sử dụng công chức phải hướng dẫn người tập sự nắm vững và tập làm công việc theo yêu cầu của nội dung tập sự.
Đối với chế độ của viên chức tập sự, theo khoản 3 Điều 23 Nghị định 115/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
– Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng. Trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 2 chức danh nghề nghiệp tuyển dụng; trường hợp người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 3 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật.
– Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của chức danh nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo quy định tại khoản 1 Điều.