Hát karaoke là một loại hình giải trí vô cùng được người dân yêu thích hiện nay. Việc hát karaoke có thể được diễn ra tại nhà ở, hàng quán, hay tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke. Tuy nhiên hiện nay xuất hiện rất nhiều trường hợp người dân hát karaoke tại nhà hay tại các cơ sở kinh doanh không đúng giờ giấc, gây ồn ào, ảnh hưởng đến người khác gây nên nhiều bức xúc và mâu thuẫn. Để nhằm hạn chế tình trạng này xảy ra, Chính phủ đan ban hành các quy định cụ thể về giờ giấc được hát karaoke cũng như “Quy định về giờ kinh doanh karaoke” trong các văn bản pháp luật. Vậy nội dung những quy định này như thế nào?, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, ở gần nhà tôi có một quán karaoke, quán này có cách âm không tốt và thường cho khách vào hát karaoke đến rất muộn khiến các nhà xung quanh đều bị làm phiền về giấc ngủ, chúng tôi đã góp ý nhiều lần với chủ quán nhưng chủ quán không nghe mà vẫn tiếp tục hành vi này. Luật sư cho tôi hỏi là những quán hát karaoke hoạt động quá muộn thì có bị xử phạt hay không ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Dịch vụ karaoke là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về dịch vụ karaoke như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
“Dịch vụ karaoke là dịch vụ cung cấp âm thanh, ánh sáng, nhạc, lời bài hát và hình ảnh thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) phục vụ cho hoạt động ca hát tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke theo quy định của Nghị định này”.
Như vậy, dịch vụ karaoke là hoạt động phục vụ hoạt động ca hát của khách hàng. Các bài hát, hình ảnh được cung cấp phải bảo đảm phù hợp văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; và chỉ được phép sử dụng những bài hát được lưu hành.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 54/2019/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường có hiệu lực thi hành từ ngày 01/09/2019. Người kinh doanh dịch vụ karaoke ngoài đáp ứng điều kiện nêu trên thì cần phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 54/2019/NĐ-CP như sau:
– Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Phòng hát phải có diện tích sử dựng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ.
– Không được đặt chốt cửa bên trong phòng hát hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo động cháy nổ).
Như vậy, hình thức Hộ kinh doanh có thể kinh doanh được ngành nghề dịch vụ karaoke.
Người kinh doanh dịch vụ karaoke phải có trách nhiệm theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định 54/2019/NĐ-CP. Cụ thể:
– Chỉ được sử dụng các bài hát được phép phổ biến, lưu hành.
– Chấp hành pháp luật lao động với người lao động theo quy định của pháp luật. Cung cấp trang phục, biển tên cho người lao động.
– Bảo đảm đủ điều kiện cách âm và âm thanh thoát ra ngoài phòng hát hoặc phòng vũ trường phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
– Tuân thủ quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu
– Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
– Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; bản quyền tác giả; hợp đồng lao động; an toàn lao động; bảo hiểm; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
– Bảo đảm hình ảnh phù hợp lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) và văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Quy định về giờ kinh doanh karaoke như thế nào?
Do đặc điểm của quán karaoke thường hoạt động chủ yếu vào ban đêm; đông người tham gia, gây ồn ào, ảnh hưởng đến cư dân sống xung quanh,…do đó, pháp luật có quy định giới hạn giờ được phép hoạt động dịch vụ karaoke.
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về giờ kinh doanh karaoke như sau:
Điều 7. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 6 Nghị định này, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có trách nhiệm:
2, Không được hoạt động từ 0 giờ sáng đến 08 giờ sáng.
Như vậy, doanh nghiệp, hộ kinh doanh chỉ được cung cấp dịch vụ karaoke từ 8 giờ sáng đến 0 giờ sáng.
Mức xử phạt khi hoạt động dịch vụ karaoke không đúng giờ
Theo quy định tại Điều 15 về đó, phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ karaoke vi phạm một trong các hành vi sau:
– Kinh doanh dịch vụ ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ mỗi ngày;
– Sửa chữa, tẩy xoá hoặc bổ sung làm thay đổi nội dung giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke.
Ngoài ra, nếu vi phạm một trong các hành vi sau thì mức phạt tiền là từ 30 – 40 triệu đồng:
– Kinh doanh dịch vụ karaoke không bảo đảm diện tích theo quy định;
– Đặt chốt cửa bên trong phòng hát;
– Đặt thiết bị báo động, trừ các thiết bị báo cháy nổ tại địa điểm kinh doanh dịch vụ;
– Không bảo đảm hình ảnh phù hợp với lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) hoặc với văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam trong phòng hát;
– Không điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh trong trường hợp thay đổi về số lượng phòng hoặc thay đổi chủ sở hữu.
Xử phạt đối với hành vi kinh doanh karaoke không có giấy phép:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội
dung Giấy phép kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+, Kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke không đúng nội dung, không đúng phạm vi quy định trong giấy phép;
+, Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh hoạt động vũ
trường, karaoke.
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi kinh doanh hoạt động karaoke không có giấy
phép hoặc không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi kinh doanh;
Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép từ 12 tháng đến 24 tháng
Thủ tục xin cấp phép kinh doanh dịch vụ karaoke
Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh dịch vụ karaoke
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh (Điều 10 Nghị định 54/2019/NĐ-CP), bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 54/2019/NĐ-CP);
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Nơi nộp hồ sơ xin cấp phép kinh doanh dịch vụ karaoke
Doanh nghiệp và hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến đến:
– Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; hoặc
– Ủy ban nhân dân cấp huyện được phân cấp, ủy quyền cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke.
Thời hạn giải quyết xin cấp phép kinh doanh dịch vụ karaoke
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ: cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ: cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Trường hợp không cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trình tự điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh
Trình tự điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh được quy định tại Điều 12 Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường:
Trường hợp thay đổi về địa điểm kinh doanh phải thực hiện thủ tục cấp mới Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
– Trường hợp thay đổi về số lượng phòng hoặc chủ sở hữu phải thực hiện điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này và thực hiện các quy định có liên quan của Luật doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) đến cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.
– Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh gửi văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế các nội dung thay đổi và cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh đã được điều chỉnh (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Trường hợp không cấp Giấy phép điều chỉnh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Việc gửi và lưu Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh đã được điều chỉnh thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định này.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định về giờ kinh doanh karaoke chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về giờ kinh doanh karaoke” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm … Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu phân bón
- Thủ tục mua nhà sổ chung
- Thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 6, Điều 7 Nghị định 54/2019/NĐ-CP, người kinh doanh dịch vụ karaoke phải có các trách nhiệm như sau:
– Chỉ được sử dụng các bài hát được phép phổ biến, lưu hành.
– Chấp hành pháp luật lao động với người lao động theo quy định của pháp luật. Cung cấp trang phục, biển tên cho người lao động.
– Bảo đảm đủ điều kiện cách âm và âm thanh thoát ra ngoài phòng hát hoặc phòng vũ trường phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
– Tuân thủ quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.
– Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
– Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; bản quyền tác giả; hợp đồng lao động; an toàn lao động; bảo hiểm; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
– Bảo đảm hình ảnh phù hợp lời bài hát thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) và văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
– Không được hoạt động từ 0 giờ sáng đến 08 giờ sáng.
Theo quy định của luật cũ thì việc gây ra tiếng ồn từ việc hát karaoke phạt tiền từ 100.000đ đến 300.000đ cụ thể Đối với việc xử phạt hành chính hành vi hát karaoke gây ồn ào đối với cá nhân, điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
Ngoài ra, Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP cũng quy định mức phạt dựa trên việc đo độ ồn như sau:
Phạt cảnh cáo hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.
Phạt 1 triệu – 5 triệu đồng hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.
Phạt 100 triệu – đến 120 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
Phạt 120 triệu – 140 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì hành vi hát karaoke gây ồn ào là hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng nếu được thực hiện trong khoảng thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau. Hành vi ca hát karaoke gây mất trật tự này sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi.
Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về tiếng ồn còn có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng phụ thuộc vào mức dBA tiếng ồn vượt quá bao nhiêu so với quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn. Điều 17 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định cụ thể mức phạt như sau:
– Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.
– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.
– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.
– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.
– Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.