Xin chào Luật sư X, công ty tôi chuyên về sản xuất các mặt hàng đệt may để sản xuất sang Hàn Quốc. Để tránh trường hợp bị ăn cấp nhãn hiệu nên tôi đã đi đăng ký bảo hộ nay từ những ngày đầu thành lập công ty. Nay đã sau mười năm thì tôi nhận được thông báo phải đi gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Vậy thục tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Khái quát về văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là gì?
Khái niệm văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hiện nay
Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hay còn gọi là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được hiểu là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức với mục đích xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực trong thời hạn ghi trên văn bằng. Cũng có một số trường hợp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể bị hủy bỏ hiệu lực một phần hoặc toàn bộ.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu theo Luật sở hữu trí tuệ
Tại Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu như sau:
“Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm”.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm. Tuy nhiên chủ sở hữu nhãn hiệu đó có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp và mỗi lần thêm 10 năm. Và có thể được bảo hộ mãi mãi nếu chủ sở hữu gia hạn đúng hạn. Trong vòng 6 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực bảo hộ, chủ sỡ hữu nhãn hiệu cần phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và nộp lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ra sao?
Nhãn hiệu của cá nhân, tổ chức sau khi đăng ký bảo hộ thành công và được cấp văn bằng sẽ được bảo hộ trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ. Chủ văn bằng bảo hộ cần nắm được những quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ cũng như về việc gia hạn hiệu lực của văn bằng khi có nhu cầu tiếp tục sử dụng để thực hiện đúng theo quy định pháp luật.
Căn cứ quy định tại Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019 văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thời hạn kể từ ngày được cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn.
Thời hạn của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ sở hữu nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và lệ phí theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Ngoài ra, bài viết văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là gì? cũng đề cập tới những trường hợp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể bị chấm dứt hiệu lực. Cụ thể những trường hợp đó là:
- Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định;
- Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu;
- Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh nhưng không có người kế thừa hợp pháp;
- Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn 05 năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực;
- Chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
- Chủ của văn bằng bảo hộ với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Thời điểm tiến hành thủ tục gia hạn nhãn hiệu?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, để duy trì hiệu lực của cho văn bằng bảo hộ đăng ký nhãn hiệu và tiếp tục được độc quyền sử dụng nhãn hiệu, quý khách hàng cần tiến hành thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trước ngày hết hiệu lực.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Hết thời hạn nêu trên khách hàng sẽ phải tiến hành thủ tục gia hạn nhãn hiệu để tiếp tục sử dụng nhãn hiệu.
Có 2 mốc thời gian tiến hành thủ tục gia hạn nhãn hiệu như sau:
- Gia hạn nhãn hiệu trước 06 tháng tính từ ngày nhãn hiệu hết hiệu lực;
- Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 06 tháng sau khi nhãn hiệu hết hiệu lực
Lưu ý: Trong trường hợp gia hạn sau 06 tháng khi nhãn hiệu hết hiệu lực khách hàng sẽ phải trả thêm chi phí gia hạn muộn nhãn hiệu là 10%/tổng phí/01 tháng gia hạn muộn.
Trình tự thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Hồ sơ cần chuẩn bị để gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu:
- Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);
- Giấy uỷ quyền(nếu có)
- Chứng từ nộp lệ phí.
Hồ sơ trên được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ.
Thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Bước 1: Xác định thời điểm nhãn hiệu hết hiệu lực để gia hạn
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 10 năm tính từ ngày nộp đơn và chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục gia hạn nhãn hiệu trong thời gian 6 tháng trước và sau khi nhãn hiệu hết hiệu lực.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ khi gia hạn giấy chứng nhận nhãn hiệu
Hồ sơ gia hạn nhãn hiệu hiệu sẽ được chủ sở hữu hoặc tổ chức được ủy quyền chuẩn bị để tiến hành gia hạn, chi tiết hồ sơ đã được chúng tôi tư vấn chi tiết bên dưới
Bước 3: Nộp hồ sơ gia hạn nhãn hiệu tại Cục SHTT
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, chủ sở hữu sẽ nộp hồ sơ theo (i) trực tiếp (ii) qua bưu điện (iii) trực tuyến tới các địa chỉ chúng tôi đã nêu rõ trong nội dung bên dưới bài viết này.
Bước 4: Theo dõi hồ sơ gia hạn nhãn hiệu sau khi nộp
Sau khi nộp xong hồ sơ, chủ sở hữu sẽ kiểm tra tình trạng hồ sơ để kịp thời sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu, thông tin cần thiết theo yêu cầu của cơ quan đăng ký (nếu có)
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận nhãn hiệu đã ghi nhận hiệu lực mới
Sau thời gian thẩm định, cục SHTT sẽ ghi nhận thông tin hiệu lực mới của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu thêm 1 khoảng thời gian 10 năm nữa.
Có thể bạn quan tâm
- Công chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không?
- Cá nhân có được góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không?
- Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn?
- Xét chuyên nghiệp nghĩa vụ công an là gì?
- Văn bản hướng dẫn rút ngắn thời gian thử thách án treo 2022
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề "Quy định về gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu như thế nào? ". Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về pháp luật và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như thông báo giải thể công ty cổ phần, tờ khai xin trích lục hộ khẩu; tra cứu thông tin quy hoạch; ..… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tell: 0833102102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Các trường hợp đơn thiếu sót bao gồm:
+ Đơn yêu cầu gia hạn không hợp lệ hoặc được nộp không đúng thủ tục quy định;
+ Người yêu cầu gia hạn không phải là chủ văn bằng bảo hộ tương ứng.
– Ra thông báo dự định từ chối gia hạn, có nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đố;
– Nếu kết thúc thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.
Nhãn hiệu giúp khách hàng nhận ra sản phẩm (dù là hàng hóa hoặc dịch vụ) của một công ty cụ thể nhằm phân biệt chúng với các sản phẩm trùng hoặc tương tự do các đối thủ cạnh tranh cung cấp. Khách hàng hài lòng với một sản phẩm cụ thể rất có khả năng lại mua hoặc sử dụng sản phẩm đó trong tương lai. Do vậy, họ cần phân biệt được một cách dễ dàng giữa các sản phẩm trùng hoặc tương tự.
Giúp cho doanh nghiệp phân biệt sản phẩm của họ với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Do vậy, nhãn hiệu có một vai trò then chốt trong chiến lược quảng cáo và tiếp thị của công ty nhằm xây dựng hình ảnh và uy tín về các sản phẩm của công ty trong mắt người tiêu dùng.
Tạo động lực cho các công ty đầu tư vào việc duy trì hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm bảo đảm rằng sản phẩm mang nhãn hiệu uy tín tốt.
Trong trường hợp đã quá 06 tháng ân hạn mà chủ sở hữu không nộp yêu cầu gia hạn, thì nhãn hiệu sẽ bị chấm dứt hiệu lực và chủ sở hữu bắt buộc phải nộp một đơn đăng ký mới từ đầu.