Câu hỏi: Chào luật sư, gia đình tôi có một mảnh đất ở hơn 300 mét vuông do ông bà tôi để lại cho bố tôi. Bây giờ hai anh em tôi cũng đã đều lập gia đình nên bố tôi đang muốn tách mảnh đất đó ra thành hai phần đất để chia cho anh em tôi. Bố tôi dự tính là khi tách thửa mảnh đất này ra thì sẽ không làm phần đường đi chung ở giữa vì hai anh em tôi dự định xây nhà sát nhau và không dùng đến đường đi chung ở giữa. tuy nhiên tôi lại nghe nói là nếu tách thửa mà không có đường đi chung thì lại không được phép. Luật sư cho tôi hỏi là “Quy định về đường đi khi tách thửa” hiện nay ra sao ạ?. Mong luật sư giải đáp.
Việc tách thửa đất là một trong những hoạt động phải đăng ký biến động đất đai, vậy nên cần phải tuân thủ nghiêm ngặt về điều kiện cũng như trình tự thủ tục mà pháp luật đã quy định. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Tách thửa đất là gì?
Tách thửa là quy trình phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trong sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác.
Theo quy định hiện hành, việc tách thửa hay phân chia đất đai là quy trình phân quyền sở hữu đất từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang cho một hoặc nhiều đối tượng khác nhau.
Điều kiện tách thửa đất
Để được tách thửa thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Đất không có tranh chấp.
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
– Đất còn thời hạn sử dụng.
– Thửa đất đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố.
Quy định về đường đi khi tách thửa ra sao?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, để được tách thửa trước hết thửa đất phải đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu được phép tách thửa theo quy định của các tỉnh, thành.
Bên cạnh đó, tùy vào mục đích tách thửa (tách thửa để chuyển nhượng, tặng cho một phần thửa đất,…) cần phải đáp ứng thêm các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 như sau: Có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng); Đất không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; Đất còn thời hạn sử dụng.
Đặc biệt, một số tỉnh, thành điều kiện tách thửa không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nghĩa là ngay cả khi thửa đất đó chưa được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn được phép tách thửa nếu đủ điều kiện được cấp sổ.
Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền lối đi Điều 254 như sau:
“Điều 254. Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
….
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”.
Theo đó, khi một thửa đất được chia thành nhiều thửa khác nhau thì khi chia (tách) phải dành lối đi cần thiết cho người ở phía trong mà không có đền bù. Nghĩa là phải có lối đi và người sử dụng đất bị vây bọc không phải đền bù cho người sử dụng đất ở phía ngoài.
Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại Khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
Theo đó, khi một thửa đất được chia thành nhiều thửa khác nhau thì khi chia (tách) phải dành lối đi cần thiết cho người ở phía trong mà không có đền bù. Nghĩa là phải có lối đi và người sử dụng đất bị vây bọc không phải đền bù cho người sử dụng đất ở phía ngoài.
Như vậy, bên cạnh những điều kiện tách thửa theo quy định của pháp luật đất đai thì khi tách thửa phải có lối đi. Nói cách khác, đất không có lối đi sẽ không được tách thửa.
Nếu hồ sơ tách thửa hợp lệ, trong thời hạn 15 ngày, người dân sẽ nhận được Giấy chứng nhận quyền sử đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thủ tục đăng ký đường đi qua
Đối với thửa đất bị vây bọc mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì có quyền yêu cầu mở lối đi, sau đó phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai, cụ thể như sau:
* Quyền của người có đất bị vây bọc
Căn cứ khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015, người sử dụng thửa đất bị vây bọc bởi các bất động sản khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Quyền mở lối đi trên đất người khác theo quy định của Luật Đất đai là quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.
Như vậy, quyền về lối đi qua được xác lập thông qua việc ký kết văn bản thỏa thuận giữa các bên hoặc yêu cầu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết về việc mở lối đi nếu trường hợp không thỏa thuận được.
Thỏa thuận về lối đi qua gồm 02 trường hợp, cụ thể:
Trường hợp 1: Thỏa thuận mở lối đi qua có đền bù, trừ trường hợp các bên thỏa thuận không đền bù.
Nếu thửa đất phía trong không phải hình thành từ một thửa đất chung với thửa đất phía ngoài thì phải đền bù.
Trường hợp 2: Thỏa thuận mở lối đi qua nhưng không phải đền bù
Người sử dụng đất phía trong không phải đền bù cho người ở phía ngoài trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau.
Trình tự thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định hồ sơ đăng ký gồm:
– Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp (Sổ đỏ, Sổ hồng);
– Giấy tờ xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề (văn bản thỏa thuận).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu.
Cách 2: Không nộp tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
– Nếu địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Nếu địa phương chưa tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nơi có thửa đất hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nếu chưa tổ chức Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết
Bước 4: Trả kết quả
Thời gian thực hiện: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày làm việc đối với xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
Thời gian trên không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Nguyên tắc khi sử dụng đường đi chung
Căn cứ theo Điều 248 Bộ luật Dân sự 2015:
Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề
Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
1. Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.
2. Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.
3. Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.
Như vậy, nguyên tắc sử dụng lối đi chung phải đáp ứng các điều kiện:
– Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.
– Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.
– Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật đất đai Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Mời bạn đọc thêm:
- Cách xác định nợ chung và nợ riêng của vợ chồng khi ly hôn
- Chưa trả hết nợ chung thì có được ly hôn hay không?
- Quy định về xử lý đất dôi dư
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định về đường đi khi tách thửa” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ soạn thảo mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định như sau:
Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận
1. Sơ đồ thửa đất được thể hiện theo quy định như sau:
a) Sơ đồ thửa đất thể hiện các thông tin gồm:
– Hình thể thửa đất, chiều dài các cạnh thửa;
– Số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc – Nam;
– Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình trên thửa đất cấp Giấy chứng nhận được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú loại chỉ giới, mốc giới;
– Trường hợp thửa đất hợp nhất từ nhiều thửa khác có nguồn gốc, thời hạn sử dụng đất khác nhau hoặc có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người thì thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.
Trường hợp đất có nhà chung cư mà diện tích đất sử dụng chung của các chủ căn hộ là một phần diện tích của thửa đất thì phải thể hiện phạm vi ranh giới phần đất sử dụng chung đó;
b) Những trường hợp không thể hiện sơ đồ gồm:
– Cấp một Giấy chứng nhận chung cho nhiều thửa đất nông nghiệp;
– Đất xây dựng công trình theo tuyến. Ví dụ: “Đường giao thông, đường dẫn điện, đường dẫn nước của tổ chức đầu tư xây dựng theo hình thức BOT.”
Sơ đồ thửa đất, thể hiện các thông tin gồm:
– Hình thể thửa đất, chiều dài các cạnh thửa;
– Số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc – Nam;
– Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình trên thửa đất cấp Giấy chứng nhận được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú loại chỉ giới, mốc giới;
– Trường hợp thửa đất hợp nhất từ nhiều thửa khác có nguồn gốc, thời hạn sử dụng đất khác nhau hoặc có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người thì thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.
Như vậy, lối đi chung trên Sổ đỏ được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.
Để xác định thửa đất không có lối đi vào có được cấp sổ hồng hay không, ta cần xem xét đến việc thửa đất đó có đủ điều kiện được cấp sổ hồng hay không và thửa đất đó có thuộc những trường hợp không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không. Cụ thể:
Để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ thể đang sử dụng đất cần phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 99, 100, 101 và Điều 102 Luật đất đai năm 2013 như sau:
+ Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật đất đai 2013
+ Chủ sở hữu đất không có đường đi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày 01/07/2014
+ Đất không có đường đi là là đất được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;
+ Chủ sở hữu đất không có đường đi được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
+ Người sở hữu đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với mảnh đất không có đường đi đó;
+ Chủ sở hữu hữu đất không có đường đi đã mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất từ người khác;
+ Đất không có đường đi là đất được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
+ Chủ sở hữu đất không có đường đi tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
+ Đất không có đường đi đi đã được cấp giấy chứng nhận rồi nhưng người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.