Trong quá trình công tác làm việc của cán bộ, công chức, viên chức thì việc luân chuyển, điều chuyển công tác là điều tất yếu, việc điều chuyển công tác này có thể được thực hiện do nhiều lí do khác nhau như do ý chí nguyện vọng của công chức, do yêu cầu, nhiệm vụ của công việc. Việc điều chuyển công tác này phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục theo luật định chứ không được tự ý thực hiện. Vậy thì pháp luật hiện hành “Quy định về điều chuyển công tác đối với công chức” cụ thể ra sao?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu các nội dung liên quan tới vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Quy định về điều chuyển công tác đối với công chức
Trong quá trình làm việc, vấn đề luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức từ địa phương này sang địa phương khác, thậm chí là luân chuyển công tác giữa các vùng. Hoặc trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có nhu cầu mong muốn được chuyển công tác để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình.
Theo khoản 10 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về khái niệm điều động chuyển công tác cán bộ, công chức như sau:
Giải thích từ ngữ
…
10. Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
…
Căn cứ theo Điều 50 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về điều kiện điều động công chức như sau:
Điều động công chức
1. Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
2. Công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới.
Như vậy, điều động chuyển đổi công tác được hiểu là việc chuyển cán bộ, công chức đến đơn vị, cơ quan công tác để công tác theo yêu cầu nhiệm vụ, công vụ, hoặc do nguyện vọng cá nhân.
Việc điều động công chức phải căn cứ vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và yêu cầu về phẩm chất, đạo đức của công chức được điều chuyển.
Theo Điều 28 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ, chính sách đối với công chức được điều động, biệt phái
1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động, biệt phái đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
– Cơ quan, tổ chức cử công chức biệt phái có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức trong thời gian được cử biệt phái, bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái.
– Trường hợp công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trong trường hợp phụ cấp tại nơi công chức được điều chuyển công tác đến thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện tại thì bảo lưu phụ cấp chức vụ trong 6 tháng.
Cơ quan có thẩm quyền điều chuyển công chức
Không phải bất kì lúc nào, bất kì lý do hay hoàn cảnh nào cơ quan có thẩm quyền cũng điều động, luân chuyển người lao động đi làm nơi khác. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo khoản 2, khoản 4 Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định:
Điều động công chức
…
2. Thẩm quyền điều động công chức:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc điều động công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
…
3. Trước khi quyết định điều động công chức, người đứng đầu cơ quan được phân công, phân cấp quản lý công chức cần gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc điều động để nghe công chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Theo đó, việc điều động công chức được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức thông qua hoặc trình quyết định điều động lên cấp cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Công chức và người đứng đầu cơ quan cần gặp gỡ trao đổi về mục đích, sự cần thiết của việc điều động và lắng nghe công chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Thủ tục điều chuyển công chức
Trình tự, thủ tục điều động công chức được quy định như sau:
– Căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động công chức thuộc phạm vi quản lý, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định thực hiện;
– Lập danh sách công chức cần điều động;
– Biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp;
– Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì thực hiện trình tự, thủ tục điều động như trường hợp bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý từ nguồn nhân sự nơi khác quy định tại khoản 3 Điều 46 Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Lưu ý: Trước khi quyết định điều động công chức, người đứng đầu cơ quan được phân công, phân cấp quản lý công chức cần gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc điều động để nghe công chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần căn cứ nội dung quy hoạch, nhu cầu công tác và xem xét rõ về năng lực, sở trường của công chức. Từ đó triển khai lập danh sách và biện pháp như các bước trên.
Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì thực hiện trình tự, thủ tục điều động như trường hợp bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý từ nguồn nhân sự nơi khác quy định chi tiết tại khoản 3 Điều 46 Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Quy trình luân chuyển công chức lãnh đạo quản lý
Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.
Đối tượng, phạm vi luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý theo Điều 55 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
– Đối tượng luân chuyển:
+ Công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch của cơ quan, tổ chức;
+ Công chức lãnh đạo, quản lý giữ các chức vụ cấp trưởng mà theo quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan;
+ Công chức lãnh đạo, quản lý mà theo quy định không được bố trí người địa phương.
– Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.
– Chức danh bố trí luân chuyển thực hiện theo chủ trương của Đảng và của cấp có thẩm quyền.
Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý
Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý theo Điều 56 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
– Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt.
– Trong quy hoạch, có năng lực và triển vọng phát triển; luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
– Về cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của chức vụ luân chuyển đến.
– Điều kiện về độ tuổi:
+ Còn thời gian công tác ít nhất hai nhiệm kỳ (10 năm) tính từ thời điểm đi luân chuyển;
+ Riêng công chức lãnh đạo, quản lý luân chuyển để thực hiện quy định không được bố trí người địa phương và để thực hiện quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị thì phải còn đủ thời gian công tác ít nhất một nhiệm kỳ.
– Có đủ sức khoẻ công tác.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Những trường hợp không được cấp Căn cước công dân?
- Thẻ căn cước gắn chíp có định vị được không?
- Ngày cấp Căn cước công dân ghi ở đâu?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy định về điều chuyển công tác đối với công chức“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý về chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên thổ cư cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp:
Theo Điều 57 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý như sau:
– Thẩm quyền quyết định luân chuyển thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý của Đảng và của pháp luật.
– Trách nhiệm thực hiện:
+ Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển:
++ Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch luân chuyển;
++ Thực hiện quy trình, thủ tục bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch;
++ Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm;
++ Quản lý, đánh giá, nhận xét, bố trí, phân công công tác đối với công chức sau luân chuyển;
++ Sơ kết, tổng kết công tác luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý;
+ Cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi:
++ Nhận xét, đánh giá, đề xuất công chức luân chuyển;
++ Phối hợp với cơ quan liên quan trong công tác quản lý, giám sát và giữ mối liên hệ thường xuyên với công chức luân chuyển;
++ có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí hoặc đề xuất bố trí công tác đối với công chức sau luân chuyển;
+ Cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đến:
++ Chấp hành nghiêm quyết định về luân chuyển của cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm bố trí công tác, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để công chức luân chuyển phát huy năng lực, sở trường;
++ Quản lý, đánh giá công chức luân chuyển;
++ Phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất hướng bố trí, sử dụng công chức sau luân chuyển;
+ Công chức được luân chuyển:
++ Chấp hành nghiêm các quy định, quy chế, phân công của cấp có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi và nơi đến;
++ Tu dưỡng, rèn luyện, nỗ lực, cố gắng, phát huy năng lực, sở trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
++ Chịu sự kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý;
++ Giữ mối liên hệ với cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi;
+ Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị:
++ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, xây dựng kế hoạch luân chuyển;
++ Nhận xét, đánh giá, đề xuất bố trí, sắp xếp công chức trước và sau luân chuyển; tham mưu sơ kết, tổng kết về công tác luân chuyển;
+ Các cơ quan liên quan:
++ Tham gia thẩm định nhân sự luân chuyển theo chức năng, nhiệm vụ;
++ Phối hợp với cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ trong công tác kiểm tra, giám sát và tham gia ý kiến trong việc bố trí, sắp xếp công chức sau luân chuyển.
Theo Điều 50 Luật Cán bộ, công chức 2008, Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP thì việc điều động công chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
– Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
– Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức và giữa các cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
– Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của Đảng và pháp luật.