Đèn pha là một bộ phận giúp chiếu sáng được lắp trên các phương tiện giao thông như ô tô hay xe máy. Vì tính chất và tác dụng của đèn pha mà người sử dụng phương tiện giao thông phải chú ý cẩn thận khi sử dụng đèn pha, bởi nếu sử dụng đèn pha không đúng cách sẽ dễ dẫn đến tình trạng gây ảnh hưởng cho phương tiện đang tham gia giao thông khác, dẫn đến xảy ra tai nạn giao thông. Vậy pháp luật “quy định về đèn pha xe máy” như thế nào?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhes.
Câu hỏi: Chào luật sư, hành vi sử dụng đèn pha sai cách có bị xử phạt không ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi.
Đèn pha có tác dụng gì?
Đèn pha là thiết bị chiếu sáng được sử dụng trên các loại ô tô, xe máy phổ biến trên thị trường. Đây là loại đèn có luồng ánh sáng lớn và tập trung, có khả năng chiếu ngang mặt đường khoảng 100m, giúp người lái xe nhìn rõ đường đi, biển báo và các chướng ngại từ đằng xa trong điều kiện trời tối. Đèn thích hợp để sử dụng khi đi đường cao tốc, đường trường.
Ở các dòng xe gắn máy hiện nay, đèn pha chủ yếu là bóng halogen. Còn những dòng xe đời mới, cao cấp thường trang bị đèn Led cho thiết bị chiếu sáng này.
Đèn pha thường được sử dụng kết hợp với đèn cốt – loại giúp người lái nhìn rõ đường đi ở tầm gần để tối ưu khả năng chiếu sáng. Ở các dòng xe ô tô, xe máy điện thông dụng, thiết bị chiếu sáng này thường tích hợp luôn cả hai chế độ: chiếu xa (đèn pha) và chiếu gần (đèn cốt). Ngoài ra một số phương tiện có thêm chế độ đèn sương mù với ánh sáng vàng có khả năng chiếu sáng trong điều kiện sương mù.
Do đèn có cường độ chiếu sáng mạnh nên người điều khiển xe cần đặc biệt chú ý cách sử dụng đèn pha xe máy đúng. Bởi việc bật đèn không hợp lý có thể gây lóa mắt, khiến các tài xế khác khó chịu, ức chế. Bên cạnh đó, việc bị hạn chế khả năng quan sát có thể dẫn tới va chạm, gây tai nạn do không kịp phản xạ trong một vài tình huống.
Quy định về đèn pha xe máy
Trước hết, đèn pha là đèn quan trọng và bắt buộc cần có của các phương tiện giao thông. Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định khi tham gia giao thông của xe máy, xe ô tô phải có đèn pha:
Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới.
1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng; an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây: d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu.
2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này”.
Như vậy, khi tham gia giao thông đối với các phương tiện xe máy, xe ô tô bắt buộc phải có đèn pha.
Không bật đèn pha tùy tiện
Việc sử dụng đèn chiếu xa, chiếu gần cũng phải đúng quy định, bảo đảm an toàn chung của người tham gia giao thông. Trong một số tình huống đèn pha có thể là nguyên nhân gây tai nạn giao thông. Do đó lưu ý không được bật đèn pha tùy tiện.
Khoản 12 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 nghiêm cấm trong thời gian từ 22h hôm trước đến 5h hôm sau, sử dụng đèn pha trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
Tại điểm d, Khoản 1, Điều 53 (Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới) quy định phải “Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu”. Tại Khoản 12, Điều 8 (các hành vi bị nghiêm cấm) nghiêm cấm “sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định”.
Đồng thời, khoản 3 Điều 17 Luật này cũng quy định xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa.
Lỗi bật đèn pha sai quy định với ô tô xe máy
Hiện nay, hành vi bật đèn pha sai quy định bị xử phạt theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông và đường bộ và đường sắt.
Mức phạt đối với hành vi sử dụng đèn chiếu xa (đèn pha) không đúng nơi quy định tại Nghị định này như sau:
* Đối với ô tô:
Sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư: Phạt tiền từ 800.000 đồng – 01 triệu đồng (trước đây phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng).
* Đối với xe máy:
Sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng).
Ngoài ra, với hành vi không bật đèn xe khi trời tối, người điều khiển phương tiện cũng bị nặng hơn so với trước đây. Cụ thể:
* Đối với ô tô:
Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn: Phạt tiền từ 800.000 đồng – 01 triệu đồng (trước đây phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng).
* Đối với xe máy:
Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (trước đây phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng).
Đối với người điều khiển xe máy căn cứ theo quy định tại điểm d, e khoản 3 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển xe sẽ bị phạt từ 400.000 – 600.000 nếu sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư và sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều. Ngoài ra, theo quy định tại điểm c khoản 11 Điều 5, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, nếu thực hiện hành vi sử dụng đèn pha không đúng quy định mà gây tai nạn giao thông thì ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung. Cụ thể sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng tùy mức độ vi phạm.
Cách sử dụng đèn pha xe máy đúng cách – đúng luật
Để đảm bảo an toàn cho mình và những người tham gia giao thông và không vi phạm luật lệ, bạn cần lưu ý các tình huống sử dụng đèn pha, đèn cốt cùng cách xử lý trong từng trường hợp. Cụ thể:
– Với xe không có công tắc tắt đèn pha, bạn nên chuyển sang chế độ đền cốt (hoặc chế độ đèn sương mù) khi lái xe vào ban ngày.
– Dùng đèn cốt khi lái xe vào buổi tối ở khu vực đô thị hoặc khu dân cư. Chỉ khi đường vắng, thiếu sáng hoặc lái xe trên đường cao tốc mới chuyển sang đèn pha để quan sát tốt hơn. Nhưng nếu thấy xe đến gần, cần giảm tốc độ và chuyển sang chế độ chiếu gần cho đến khi xe đó đã đi qua.
– Nháy đèn pha (tắt mở liên tục trong thời gian ngắn) khi cần sang đường, xin vượt, xin nhường hay nhắc nhở xe khác hạ đèn pha.
– Chú ý đèn hiển thị chế độ đèn pha/ đèn cốt trên màn hình hiển thị của xe để tắt mở và chuyển chế độ nếu cần thiết.
– Khi thấy xe khác nháy đèn pha, cần kiểm tra màn hình hiển thị xem mình đang để chế độ đèn pha nào và chuyển sang chế độ đèn cốt nếu đang bật chiếu xa. Bởi khả năng cao đây là tín hiệu cảnh bảo cần hạ đèn để tránh gây chói mắt cho các tài xế khác.
– Không lắp đèn sai công suất, đèn không khớp với chóa đèn, không lắp thêm các loại đèn trợ sáng. Điều này có thể dẫn tới hư hỏng đèn pha, hệ thống điện, gây mất an toàn khi sử dụng và không đảm bảo điều kiện bảo hành xe theo quy định của nhà cung cấp.
– Bảo dưỡng đèn định kỳ, căn chỉnh luồng sáng đúng chuẩn khi cần thiết và thay thế đèn sau khi sử dụng một thời gian để đảm bảo mức độ sáng và độ bền của đèn.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy định về đèn pha xe máy“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh; Quy định tạm ngừng kinh doanh; ly hôn nhanh; dịch vụ thám tử; đăng ký mã số thuế cá nhân; tuyên bố giải thể công ty; tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Vi phạm bản quyền trong xuất bản
- Giá trị pháp lý của công chứng và chứng thực là gì?
- Quy định hồ sơ tuyển dụng viên chức như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Do đèn có cường độ chiếu sáng mạnh nên người điều khiển xe cần đặc biệt chú ý cách sử dụng đèn pha xe máy đúng. Bởi việc bật đèn không hợp lý có thể gây lóa mắt khiến người lái khác khó chịu, ức chế. Bên cạnh đó, việc hạn chế khả năng quan sát có thể dẫn tới va chạm, gây tai nạn do không kịp phản xạ trong một vài tình huống.
Theo điểm d khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới là phải có đủ đèn chiếu sáng gần và xa…
Có thể phân biệt đèn pha – đèn cốt như sau:
– Đèn pha là đèn chiếu xa có cường độ ánh sáng mạnh, chiếu xa hơn và tầm nhìn cao hơn, giúp người điều khiển xe thấy được chướng ngại và các biển báo từ xa.
Chế độ đèn này sử dụng khi đi đường trường, cao tốc, nhưng nhiều người do không hiểu biết hoặc do cố tình muốn gây chú ý nên đã sử dụng sai trong nội thành gây lóa mắt, mất tầm nhìn cho các xe đi ngược chiều, dẫn đến nguy hiểm.
– Đèn cốt là đèn chiếu gần, góc chiếu thấp giúp người lái xe quan sát được tình trạng mặt đường trong phạm vi gần, sử dụng khi lái xe tốc độ chậm, trong nội thành, khu dân cư.
Độ sáng và khoảng chiếu sáng của loại đèn này được tính toán kỹ để không gây ảnh hưởng cho xe đi trước hoặc đối diện. Một số nước bắt buộc phải bật đèn xe ngay cả vào ban ngày, chính là để ở chế độ đèn cốt này.