Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để các cá nhân, tổ chức có thể khai thác. Có nhiều nguyên nhân để hình thành đất đai, do dó, việc xác định nguồn gốc đất là vô cùng khó khăn, đặc biệt là đối với những thửa đất khai hoang. Tuy đất khai hoang không phải là tình huống thường gặp trong thực tiễn nhưng có rất nhiều băn khoăn thắc mắc liên quan đến việc sử dụng và khai thác loại đất này. Cụ thể, nhiều độc giả băn khoăn không biết liệu pháp luật hiện hành quy định về đất khai hoang hiện nay như thế nào? Đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không? Đất khai hoang bị nhà nước thu hồi có được đền bù không? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Quy định về đất khai hoang hiện nay như thế nào?
Anh T có một người hàng xóm làm nghề khai thác mỏ địa chất. Gần đây, khi nói chuyện với anh T, người hàng xóm có kể ra anh ấy có tìm ra một số thửa đất khai hoang và rủ anh T tham gia cùng để khai thác đất. Tuy nhiên, anh T vẫn chưa nắm rõ các quy định liên quan đến loại đất này hiện nay. Do đó, anh T băn khoăn không biết liệu pháp luật hiện hành quy định về đất khai hoang hiện nay như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Hiện nay pháp luật đất đai không có quy định hay giải thích thế nào là đất khai hoang. Do đó thuật ngữ này chỉ được hiểu thông qua các hệ quả pháp lý khác khi giải quyết vụ việc khai hoang đất trên thực tế.
Đất khai hoang là cách gọi phổ biến của người dân. Căn cứ vào thực tiễn sử dụng và nguồn gốc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân có thể hiểu như sau:
Đất khai hoang là đất đang để hoang hóa, đất khác chưa được nhà nước giao quyền sử dụng cho cá nhân hay tổ chức nào. Do đó thời điểm sử dụng đất trên thực địa không thuộc quyền sử dụng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác. Đất để hoang chưa đước sử dụng, quản lý hay cải tạo.
Việc sử dụng đất khai hoang là sử dụng đất trên thực địa, định đoạt cũng như tác động khác trên đất. Người dân chưa hoàn thành thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định pháp luật. Do đó mà nhà nước chưa công nhận đối với quyền sử dụng đất của người dân tại thời điểm khai hoang.
– Nhìn nhận trên mục đích khai hoang, sử dụng của người dân:
Đất khai hoang chưa được giao hay cho cá nhân, tổ chức thuê trong quyền đại diện quản lý của nhà nước.
Có rất nhiều hình thức khai hoang đất phổ biến nhất là:
+ Khai hoang đất sản xuất.
+ Khai hoang đất rừng.
+ Đất khai hoang phục hóa.
Đất khai hoang phục hóa là loại đất trước đây được sử dụng để sản xuất nông nghiệp, nhưng đã bị bỏ hoá. Đất này vẫn nằm trong quy hoạch sản xuất nông nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi người dân khai hoang, có thể cải tạo để sử dụng cho các mục đích ban đầu.
Mời bạn xem thêm: xác nhận tình trạng hôn nhân
Đất khai hoang có được cấp sổ đỏ không?
Chị T sinh ra và lớn lên ở một vùng quê thuộc tỉnh K. Sau nhiều năm lên thành phố học tập và làm việc, chị T trở về quê hương để sinh sống và lập gia đình. Chị T có thấy một số bãi đất khai hoang gần nhà mình nên muốn tận dụng để trồng cây canh tác. Tuy nhiên, chị T thắc mắc không biết liệu căn cứ theo quy định hiện hành, đất khai hoang có được cấp các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chẳng hạn như sổ đỏ hay không, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé:
Pháp luật không quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất khai hoang. Tức là không có các thủ tục pháp lý để công nhận trên thực tế đối với các hành vi khai hoang, chiếm hữu đất khi chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Nên căn cứ áp dụng cho đất khai hoang dựa trên những yếu tố như sau:
Trường hợp đất khai hoang có giấy tờ:
Theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất khai hoang phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 100. Hoặc có thời gian khai hoang, chiếm hữu, sử dụng theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993. Cho đến nay, việc khai hoang được xem là thời gian tương đối dài, ổn định;
+ Được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp sử dụng đất. Do đó tính chất sử dụng lâu dài, ổn định, không có tranh chấp được công nhận. Vì đất đang tranh chấp thì chưa thể xác định được ai có quyền sử dụng đất để cấp.
+ Việc sử dụng đất tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Ví dụ như các quy hoạch về đất nông nghiệp, đất ở xác định trong khoảng thời gian tương ứng đó.
Hoặc không phù hợp với quy hoạch tại thời điểm đó, nhưng đã sử dụng đất ổn định từ trước thời điểm cơ quan nhà nước phê duyệt quy hoạch hoặc sử dụng đất tại nơi chưa có quy hoạch. Việc khai hoang, sử dụng là đảm bảo trong tính ổn định, lâu dài, gắn với các quy hoạch trước đó.
Kết luận:
Như vậy, đối với những trường hợp đất khai hoang, khai hóa hoặc và xây dựng nhà trên đất khai hoang mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhưng có các loại giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013 thì thuộc trường hợp có thể hợp thức hóa quyền sử dụng đất. Tức là có cơ sở đầy đủ để nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của họ. Theo pháp luật Đất đai, nhà nước vẫn trao quyền sử dụng đất hợp pháp cho người chiếm hữu và khai hoang đất.
Trường hợp đất khai hoang không có giấy tờ:
Đối với đất không có giấy tờ đầy đủ theo quy định của Điều 100, vẫn có thể xác định cơ sở được công nhận quyền sử dụng đất. Theo đó thì sẽ áp dụng quy định tại Điều 101 Luật đất đai để cấp giấy chứng nhận. Các điều kiện xác định khác nhau về mốc thời gian được chia thành 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất từ trước ngày 1/7/2014:
Cần đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có hộ khẩu thường trú tại địa phương. Để xác định chủ thể khai hoang sinh sống ổn định và lâu dài ở địa phương.
+ Trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Tức là sử dụng đất trong các mục đích nông nghiệp có thể theo quy hoạch sử dụng đất của nhà nước.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định và không có tranh chấp.
Phải có đủ các điều kiện này, họ được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong hạn mức. Nếu diện tích đất khai hoang lớn hơn hạn mức, phần dôi ra phải chuyển sang hình thức thuê QSDĐ nếu người dân có nhu cầu.
Trường hợp 2: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004:
Đã đảm bảo về tính chất sử dụng ổn định và lâu dài. Cần đáp ứng thêm đầy đủ các điều kiện sau:
+ Không vi phạm pháp luật về đất đai trong thời gian khai hoang, sử dụng đất cho đến thời điểm được xem xét.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp. Việc sử dụng, khai thác thực tế phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch. Do đó đảm bảo về các mục đích sử dụng, tuân thủ pháp luật.
Khi đảm bảo đủ các điều kiện này, người khai hoang đất cũng được cấp GCN QSDĐ. Diện tích đất được cấp căn cứ theo hạn mức do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định; Nếu vượt hạn mức thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê.
Đất khai hoang bị nhà nước thu hồi có được đền bù không?
Anh T là nông dân chuyên canh tác trồng các loại cây ăn quả. Trước đây, anh T có tìm ra được một số thửa đất trống nên đã khai hoang để trồng cây. Tuy nhiên, gần đây anh T nghe được thông tin thửa đất đó sắp bị nhà nước thu hồi do nằm trong diện quy hoạch làm đường. Do đó, anh T băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định hiện hành, đất khai hoang bị nhà nước thu hồi có được đền bù không, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé:
Nhà nước thực hiện thu hồi đối với đất đã được chuyển quyền sử dụng cho người dân. Khi đó, việc thu hồi ảnh hưởng đến quyền lợi, mục đích và nhu cầu sử dụng thực tế của họ. Chính vì vậy mà các quy định đền bù mới được áp dụng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai 2013 về Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Khi đó, đối với đất đã được giao quyền sử dụng cho người dân sẽ được tính toán để đền bù thỏa đáng.
Quy định pháp luật:
“ 1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này;
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.”
Phân tích quy định pháp luật:
Như vậy, theo quy định trên, đất khai hoang sẽ được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Đây là mục đích vì lợi ích quốc gia, hướng đến chất lượng quản lý, bảo vệ đất nước. Cho nên cần thiết thu hồi đất ở trong phạm vi quy hoạch. Tất cả người dân có đất trong phạm vi này khi thu hồi đất đều được nhận bồi thường thỏa đáng.
– Đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm; Đất sử dụng phải là đất được giao, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hoặc là đất thuê có thời hạn dài, đã thanh toán tiền thuê đất. Việc thu hồi làm ảnh hưởng đến mục đích sinh sống, làm việc ổn định, lâu dài của người dân.
– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cùng các giấy tờ có liên quan. Để xác định quyền sử dụng đất, được nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đối với đất đó.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy định về đất khai hoang”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 20 và Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai và xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 1/7/2014.
Theo đó, dựa vào những quy định trên để xác định người sử dụng đất có hay không có hành vi vi phạm pháp luật đất đai cần căn cứ vào thời điểm xảy ra hành vi, quy định pháp luật tại thời điểm xảy ra hành vi để xác định cụ thể. Đồng thời, căn cứ vào các giấy tờ, sổ sách về quản lý đất đai do cơ quan Nhà nước lập trước thời điểm xảy ra hành vi để xác định cụ thể.
Việc thu hồi đất phải được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và được niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư có đất thu hồi.
Nếu Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền không thông báo cho bạn về việc đất của bạn bị thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết là không đúng theo quy định của pháp luật.