Không khó để bắt gặp các hình ảnh tai nạn giao thông có tính chất ghê rợn trên mạng xã hội. Thậm chí, nhiều bài viết mô tả chi tiết tình tiết, hiện trường vụ việc. Điều này gây hoang mang dư luận, tạo cảm giác sợ hãi, ám ảnh tâm lý nhiều người. Vậy pháp luật có quy định như thế nào về đăng tải thông tin tai nạn lên mạng xã hội? Trong bài viết này, Luật sư X sẽ chia sẻ với bạn đọc quy định về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
- Nghị định số 15/2020/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Đăng tải hình ảnh, thông tin vụ tai nạn lên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không?
Mức xử phạt khi đăng tải hình ảnh, thông tin về vụ tai nạn lên mạng xã hội
Hiện nay, rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ chỉ vì muốn câu like, tăng view; mà cố tình chia sẻ những thông tin giật gân; hình ảnh miêu tả chi tiết các vụ tai nạn giao thông, vụ án mạng… lên mạng xã hội. Làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân, gây hoang mang dư luận xã hội. Đặc biệt, hành vi đăng tải nội dung có tính chất ghê rợn, đáng sợ, gây ám ảnh tâm lý người xem; làm ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của người tiếp cận thông tin.
Do đó, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP; quy định về việc xử phạt khi đăng tải hình ảnh, video clip, thông tin vụ tai nạn như sau:
Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
Theo quy định này, khi cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ mạng, mạng xã hội; để thực hiện hành vi đăng tải thông tin vụ tai nạn; mà miêu tả tỉ mỉ chi tiết hành động kinh dị, rùng rợn; các video, clip chứa cảnh chém, giết, đánh đập ghê rợn;… Thì tùy mức độ vi phạm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả khi đăng tải thông tin vụ tai nạn lên mạng xã hội
Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức vi phạm; còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Căn cứ khoản 3 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định:
Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Như vậy, đối với việc đăng tải thông tin vụ tai nạn, án mạng sẽ bị phạt tiền; và buộc gỡ bỏ các thông tin, bài viết, hình ảnh, video clip có tính chất ghê rợn, kinh dị.
Đăng tải thông tin nạn nhân trong vụ tai nạn lên mạng xã hội bị xử phạt thế nào ?
Quy định của pháp luật về quyền hình ảnh, thông tin cá nhân
Khi lướt các trang mạng xã hội; không khó bắt gặp các trường hợp chia sẻ những thông tin; hình ảnh rất chi tiết về tình trạng của người gặp tai nạn. Với mong muốn giúp người bị nạn tìm được thân nhân của họ; Hoặc đơn giản là để gây chú ý, tăng tương tác trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, việc đăng tải thông tin cá nhân, hình ảnh của nạn nhân, người gây tai nạn; là hành vi vi phạm quyền hình ảnh, quyền bí mật nhân thân. Căn cứ khoản 1 Điều 32 bộ luật dân sự 2015 quy định:
Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, hành vi tự ý đăng tải thông tin nạn nhân, người gây tai nạn; mà chưa được sự đồng ý của họ; là trực tiếp vi phạm quyền hình ảnh, quyền bí mật thông tin cá nhân. Hơn nữa, nhiều cá nhân sử dụng các thông tin, hình ảnh, video clip về vụ tai nạn, nạn nhân; để đăng lên các trang wed nhằm mục đích kiếm tiền. Theo quy luật dân sự, thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh bị sử dụng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Quy định về xử phạt khi đăng tải thông tin của nạn nhân lên mạng xã hội
Căn cứ khoản 3 Điều 32 bộ luật dân sự 2015 quy định:
Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định này, khi có người đăng tải thông tin vụ tai nạn lên mạng xã hội; mà tiết lộ thông tin cá nhân, hình ảnh của mình. Thì người có quyền lợi bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh; bồi thường thiệt hại; và áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
Hành vi đăng tải các video, clip về vụ tai nạn; tiết lộ thông tin liên quan đến nạn nhân, người gây tai nạn; không chỉ vi phạm quyền về hình ảnh, bí mật thông tin cá nhân. Mà còn bị xử phạt hành chính. Cụ thể căn cứ khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP; khi cá nhân, tổ chức đăng tải thông tin vụ tai nạn có tính chất kinh dị, rùng rợn; chứa cảnh chém, giết, đánh đập tàn nhẫn;… Thì tùy mức độ vi phạm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm: Lái xe gây tai nạn giao thông chết người bị xử lý thế nào ?
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2020; Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Nếu hành vi vi phạm đang được thực hiện thì được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 28 và khoản 2 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính 2020; Biện pháp khắc phục hậu quả vẫn được áp dụng, kể cả trong trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
Đăng tải thông tin vụ tai nạn không vi phạm pháp luật: Khi cung cấp, chia sẻ thông tin về vụ tai nạn giao thông; không có các video, hình ảnh, tình tiết có tính chất kinh dị, rùng rợn. Và đăng tải thông tin của nạn nhân, người gây tai nạn phải được sự cho phép của họ.