Xin chào Luật sư. Tôi là công nhân, hiện đang làm việc tại Khu công nghiệp Bắc Ninh. Khi vào Công ty, tôi cũng đã có tham gia vào Công đoàn. Sắp tới đây, tại công ty tôi có tổ chức đại hội công đoàn cấp cơ sở. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên tôi tham dự đại hội này do vậy tôi không biết được quy định về đại hội công đoàn cơ sở như thế nào? Chính vì vậy hiện nay, tôi rất cần sự tư vấn, giúp đỡ nhiệt tình từ phía luật sư giải đáp, cung cấp cho tôi các thông tin, quy định của pháp luật về vấn đề này. Tôi rất mong nhận được câu phản hồi sớm nhất từ phía luật sư. Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết tư vấn về Quy định về đại hội công đoàn cơ sở như thế nào?. Mời bạn cùng đón đọc.
Mời bạn cùng đón đọc.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Công đoàn cơ sở là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Công đoàn 2012 quy định như sau:
Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn cơ sở trong hệ thống tổ chức công đoàn
Theo Điều 7 Luật Công đoàn 2012 quy định về hệ thống tổ chức công đoàn như sau:
- Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Quy định về đại hội công đoàn cơ sở như thế nào?
Số lượng đại biếu tham gia đại hội công đoàn cơ sở là bao nhiêu người?
1. Đại hội toàn thể: Ở công đoàn cơ sở có dưới 200 đoàn viên.
- Trên 200 đoàn viên nếu có quá 50% số đoàn viên đề nghị thì ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định đại hội toàn thể.
- Trường hợp cần thiết, công đoàn cấp trên trực tiếp có quyền chỉ định công đoàn cơ sở tổ chức đại hội toàn thể đoàn viên.
2. Đại hội đại biểu: Công đoàn cơ sở có từ 200 đoàn viên trở lên. Số lượng đại biểu chính thức không quá 150 đại biểu; nơi có từ 5.000 đoàn viên trở lên không quá 200 đại biểu (nơi có dưới 200 đoàn viên nhưng hoạt động phân tán, lưu động, khó khăn… thì có thể tổ chức đại hội đại biểu khi được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý).
3. Đại hội Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: không quá 200 đại biểu; Nơi có trên 80.000 đoàn viên hoặc trên 300 CĐCS không quá 300 đại biểu.
4. Đại hội XV Công đoàn thành phố: Không quá 450 đại biểu.
Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành công đoàn cơ sở là bao nhiêu người?
1. Ban Chấp hành LĐLĐ thành phố: Không quá 45 ủy viên.
2. Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở:
TT | Khung tiêu chuẩn xây dựng số lượng ban chấp hành, ủy ban kiểm tra | Số lượng tối đa | |
Ủy viên Ban Chấp hành | Ủy viên Ủy ban Kiểm tra | ||
1 | LĐLĐ | 09 | 03 |
2 | Đơn vị có dưới 10.000 đoàn viên | 15 | 05 |
3 | Đơn vị có từ 10.000 đến dưới 30.000 đoàn viên | 19 | 05 |
4 | Đơn vị có từ 30.000 đến dưới 60.000 đoàn viên | 23 | 07 |
5 | Đơn vị có từ 60.000 đoàn viên trở lên | 27 | 07 |
3. Số lượng ủy viên ban chấp hành, UBKT, PCT công đoàn cơ sở:
TT | Khung tiêu chuẩn xây dựng số lượng ban chấp hành, ủy ban kiểm tra | Số lượng tối đa | |
Ủy viên BCH | Ủy viên UBKT | ||
1 | CĐCS dưới 30 đoàn viên | 03 | 01 Ủy viên Ban chấp hành làm CTKT |
2 | CĐCS có từ 30 đến dưới 100 đoàn viên | 05 | 03 |
3 | CĐCS có từ 100 đến dưới 200 đoàn viên | 07 | 03 |
4 | CĐCS có từ 200 đến dưới 500 đoàn viên | 09 | 03 |
5 | CĐCS có từ 500 đến dưới 1.000 đoàn viên | 11 | 05 |
CĐCS có từ 1.000 đến dưới 2.000 đoàn viên | 13 | 05 | |
CĐCS có từ 2.000 đến dưới 10.000 đoàn viên | 15 | 05 | |
CĐCS có từ 10.000 đến dưới 20.000 đoàn viên | 17 | 07 | |
CĐCS có từ 20.000 đoàn viên trở lên | 19 | 07 |
Chuẩn bị nhân sự Ban chấp hành công đoàn các cấp như thế nào?
Công tác chuẩn bị nhân sự: phải được thực hiện theo quy trình 5 bước.
Bước 1: Tổ chức hội nghị ban thường vụ (lần 1)
- Rà soát đội ngũ cán bộ, dự kiến số lượng, nguồn nhân sự tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra khóa mới để giới thiệu ở hội nghị ban chấp hành (kể cả số dư 10 – 15%).
- Tranh thủ xin ý kiến cấp ủy và CĐ cấp trên trực tiếp
Bước 2: Hội nghị ban chấp hành (lần 1)
Gửi phiếu lấy ý kiến đến từng ủy viên ban chấp hành đương nhiệm để từng ủy viên ghi ý kiến cá nhân của mình:
- Tiếp tục ứng cử ban chấp hành khóa mới hay không (nếu không ghi rõ lý do và giới thiệu người khác thay thế).
- Đề xuất các ủy viên ban chấp hành, ủy ban kiểm tra khóa đương nhiệm tiếp tục tham gia ban chấp hành khóa mới.
- Giới thiệu nhân sự ngoài ban chấp hành, ủy ban kiểm tra khóa đương nhiệm tham gia ban chấp hành, ủy ban kiểm tra khóa mới (đảm bảo số dư từ 10-15%).
Bước 3: Hội nghị cán bộ chủ chốt
Lấy ý kiến giới thiệu nhân sự (bằng phiếu kín) theo danh sách nhân sự đã được hội nghị ban chấp hành xem xét, thông qua ở Bước 2 (hội nghị được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt)
Bước 4: Hội nghị ban thường vụ (lần 2)
Ban thường vụ công đoàn tiến hành khảo sát, đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống và uy tín, năng lực, thành tích và sản phẩm công tác nổi trội đối với nhân sự được giới thiệu ở Bước 3.
- Lấy ý kiến tại nơi công tác, cơ quan liên quan và cấp ủy nơi cư trú.
- Trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở Bước 3 và kết quả khảo sát nhân sự, ban thường vụ tiến hành xem xét, bỏ phiếu thông qua danh sách nhân sự ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra, nhiệm kỳ 2023-2028 để trình hội nghị ban chấp hành (lần 2).
Bước 5: Hội nghị ban chấp hành (lần 2)
- Ban thường vụ báo cáo danh sách và lý do các uỷ viên BCH không tiếp tục tham gia khoá tới.
- Báo cáo kết quả giới thiệu của các cấp công đoàn và danh sách tổng hợp nhân sự được giới thiệu ở các bước trước đó.
- Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có).
- Tập thể ban chấp hành thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết giới thiệu nhân sự tham gia ban chấp hành, đồng thời giới thiệu Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch (bằng phiếu kín).
Chú ý: Sau khi kiểm phiếu, nếu danh sách tập hợp được phù hợp với số lượng dự kiến thì đó chính là danh sách mà Ban chấp hành giới thiệu ra Đại hội. Nếu danh sách chưa tập trung thì Ban chấp hành phải tiến hành bỏ phiếu lựa chọn tiếp cho đến khi danh sách khớp với số lượng dự kiến.
Đảm bảo số dư theo quy định: Nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ủy ban Kiểm tra Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải đảm bảo giới thiệu số lượng nhân sự có số dư từ 10%-15% (Bầu các chức danh lãnh đạo: CT, PCT, CNUBKT, PCNUBKT – bầu tròn).
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự. Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề Quy định về đại hội công đoàn cơ sở như thế nào? đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới soạn thảo đơn xin trích lục hồ sơ nhà đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Báo cáo kết quả thực hiện quy trình nhân sự với Cấp ủy và Công đoàn cấp trên:
– Sau khi có danh sách giới thiệu chính thức (BCH, BTV, CT, PCT khoá mới), BCH/BTV tiến hành các việc:
– Báo cáo cấp ủy cùng cấp và công đoàn cấp trên trực tiếp về nhân sự được giới thiệu để hoàn chính trước khi tiến hành Đại hội.
– Hoàn chính đề án nhân sự để trình Đại hội, đồng thời kiện toàn hồ sơ nhân sự được giới thiệu (công văn giới thiệu, biên bản giới thiệu, sơ yếu lý lịch, danh sách trích ngang,… xử lý dứt điềm đơn thư khiếu nại, tố cáo..) để sẵn sàng trình ra Đại hội yêu cầu.
Hình thức biểu quyết giơ tay áp dụng cho các trường hợp sau:
– Bầu đoàn chủ tịch đại hội.
– Bầu thư ký.
– Bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu.
– Bầu ban bầu cử.
– Chốt danh sách để bầu.
– Chủ tọa, đoàn chủ tịch tại hội nghị phiên thứ nhất của ban chấp hành (những nơi có số lượng ủy viên ban chấp hành từ 15 người trở lên).
Hình thức bỏ phiếu kín áp dụng cho các trường hợp sau:
– Bầu ban chấp hành.
– Bầu đoàn đại biểu.
– Bầu ban thường vụ.
– Bầu chủ tịch (trong số ủy viên ban thường vụ).
– Bầu phó chủ tịch (trong số ủy viên ban thường vụ).
– Bầu ủy ban kiểm tra.
– Bầu chủ nhiệm ủy ban kiểm tra (trong số ủy viên ủy ban kiểm tra).
– Bầu phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra (trong số ủy viên ủy ban kiểm tra còn lại).
– Bầu Tổ trưởng, Tổ phó công đoàn.