Xin chào Luật sư. Hiện nay tôi đang có nhu cầu thành lập tổ chức hành nghề luật sư nên có thắc mắc muốn được giải đáp. Khi tìm hiểu thì tôi thấy rằng đa số công ty luật đều sẽ thành lập chi nhánh để thực hiện công việc phù hợp với địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh công ty, vậy tôi có thắc mắc không biết rằng chi nhánh có quyền sử dụng con dấu riêng của mình hay không? Và quy định về con dấu của văn phòng luật sư hiện nay như thế nào? Và quy định về tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động theo thủ tục nào hiện nay? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung năm 2012
- Nghị định 123/2013/NĐ-CP
Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động theo thủ tục như thế nào?
Thủ tục đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được quy định cụ thể tại Điều 35 Luật Luật sư 2006 như sau:
– Tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên. Công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.
– Tổ chức hành nghề luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp. Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư gồm có:
+ Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất;
+ Dự thảo Điều lệ của công ty luật;
+ Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;
+ Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
– Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức hành nghề luật sư được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.
Tổ chức hành nghề luật sư được phép thành lập chi nhánh hay không?
Tại khoản 1 Điều 41 Luật Luật sư 2006 có quy định:
“Điều 41. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư
1. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư được thành lập ở trong hoặc ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hành nghề luật sư, hoạt động theo sự ủy quyền của tổ chức hành nghề luật sư phù hợp với lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động. Tổ chức hành nghề luật sư phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh do mình thành lập. Tổ chức hành nghề luật sư cử một luật sư làm Trưởng chi nhánh. Trưởng chi nhánh và thành viên của tổ chức hành nghề luật sư làm việc tại chi nhánh có thể là luật sư của Đoàn luật sư ở địa phương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động hoặc nơi có trụ sở của chi nhánh.”
Căn cứ quy định trên, có thể thấy được phép thành lập chi nhánh ở trong hoặc ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề luật sư đăng ký hoạt động.
Quy định về con dấu của văn phòng luật sư như thế nào?
Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về con dấu của doanh nghiệp như sau:
“Điều 43. Dấu của doanh nghiệp
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.”
So với Luật doanh nghiệp 2014 thì quy định về con dấu doanh nghiệp tại Luật doanh nghiệp 2020 có nhiều điểm mới hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc khắc dấu, quản lý và sử dụng con dấu. Cụ thể:
– Về nội dung và hình thức của con dấu: Nếu như Luật doanh nghiệp 2014 quy định Nội dung con dấu phải thể hiện được các thông tin: tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp; Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác) và mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước thì Luật doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định về nội dung con dấu, bỏ quy định về hình thức con dấu, giao toàn quyền cho doanh nghiệp trong việc quyết định về nội dung và hình thức của con dấu.
– Về loại dấu doanh nghiệp: Bên cạnh con dấu được làm từ các cơ sở khắc dấu, Luật doanh nghiệp 2020 cũng ghi nhận thêm “dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”. Trong đó, theo quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác. Đây được xem là một điểm mới và phù hợp với nhu cầu thực tiễn cũng như sự phát triển của thời đại công nghệ số hóa hiện nay.
– Về việc Thông báo mẫu dấu: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 thì trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai mẫu dấu doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ quy định này, vì vậy từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu trước khi sử dụng.
– Về việc quản lý và sử dụng con dấu: Luật Doanh nghiệp 2014 quy định việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty. Trong khi đó, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể hơn về việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.
Như vậy, con dấu của văn phòng luật sẽ tuân thủ theo quy định nêu trên.
Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư được phép sử dụng con dấu riêng của chi nhánh mình hay không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 123/2013/NĐ-CP về đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư như sau:
“Điều 11. Đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư
…
3. Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư được khắc và sử dụng con dấu của mình theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.”
Căn cứ quy định trên, có thể thấy chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động thì được quyền khắc và sử dụng con dấu của chi nhánh mình theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, không bắt buộc phải sử dụng con dấu chung của tổ chức hành nghề luật sư.
Có thể bạn quan tâm:
- Thủ tục đăng ký đại lý bán hàng theo quy định 2023?
- Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại năm 2023
- Thủ tục kết hôn với người công giáo như thế nào?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định về con dấu của văn phòng luật sư chúng tôi cung cấp dịch vụ công chứng tại nhà Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy định về con dấu của văn phòng luật sư năm 2023 như thế nào?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn soạn thảo mẫu trích lục hồ sơ địa chính cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
1. Làm giả con dấu, sử dụng con dấu giả.
2. Mua bán con dấu, tiêu hủy trái phép con dấu.
3. Sử dụng con dấu hết giá trị sử dụng.
4. Cố ý làm biến dạng, sửa chữa nội dung mẫu con dấu đã đăng ký.
5. Không giao nộp con dấu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đăng ký mẫu con dấu.
6. Mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp con dấu; sử dụng con dấu của Cơ quan, tổ chức khác để hoạt động.
7. Chiếm giữ trái phép, chiếm đoạt con dấu.
8. Sử dụng con dấu chưa đăng ký mẫu con dấu.
9. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.
10. Đóng dấu lên chữ ký của người không có thẩm quyền.
11. Không chấp hành việc kiểm tra con dấu, không xuất trình con dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan đăng ký mẫu con dấu.
12. Lợi dụng nhiệm vụ được giao trong quá trình giải quyết thủ tục về con dấu để sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
13. Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ trả dấu bao gồm các tài liệu sau:
– Công văn trả dấu trình bày rõ lý do cần trả dấu
– Bản sao ĐKKD, giấy phép đầu tư, quyết định thành lập của cơ quan tổ chức
– Bản chính đăng ký mẫu dấu cũ do cơ quan công an cấp
– Giấy giới thiệu trả dấu kèm theo giấy tờ cá nhân của người đi trả dấu.
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện: Việc trả dấu thực hiện tại cơ quan cấp mẫu dấu thường là PC64 – Phòng CS QLHC về TTXH thuộc công an tỉnh thành phố, một số trường hợp trả dấu tại Bộ Công An (Cơ quan nào cấp đăng ký mẫu dấu thì sẽ trả tại cơ quan đó).