Xin chào Luật sư X. Tôi đang tìm hiểu vấn quy định pháp luật liên quan đến ngân hàng và có thắc mắc như sau, mong được Luật sư giải đáp. Hiện nay quy định về chứng từ ngân hàng như thế nào? Tôi muốn biết về chứng từ điện tử trong hoạt động ngân hàng, thì phải đáp ứng các điều kiện gì thì các loại chứng từ từ mới được xem là hợp lệ? Có thể đổi từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy được không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 35/2007/NĐ-CP
Quy định về chứng từ ngân hàng như thế nào?
Chứng từ ngân hàng là tất cả các tài liệu ghi dưới dạng giấy tờ, dạng điện tử hay các hình thức khác tương đương có giá trị ghi nhận lại tất cả thông tin giao dịch qua ngân hàng dưới mọi cách thức giao dịch trực tiếp, chuyển khoản,…
Chứng từ ngân hàng thể hiện, chứng minh việc bên này chuyển tiền cho bên kia theo hình thức thành toán trong khuôn khổ quy định của pháp luật như séc, ủy nhiệm chi, lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, ví điện tử và các hình thức khác theo quy định pháp luật.
– Mỗi hình thức này được hiểu như sau:
+ Séc được hiểu là mệnh lệnh của người nắm giữ séc yêu cầu ngân hàng trả tiền cho người mà họ ghi trong séc từ tài khoản của chủ séc, theo hình thức đưa tiền mặt hoặc chuyển khoản.
+ Ủy nhiệm chi, lệnh chi được hiểu là việc người có nghĩa vụ thanh toán khoản tiền cho người khác ủy quyền cho ngân hàng thực hiện hoạt động trích tiền từ tài khoản của họ trả tiền cho bên khác. Ủy nhiệm chi được thực hiện theo mẫu có sẵn của ngân hàng, phải có xác nhận của người ủy nhiệm.
+ Nhờ thu là cách thức thường được sử dụng trong thanh toán quốc tế, được người giao hàng gửi chứng từ ủy thác cho ngân hàng thu tiền từ người nhận hàng.
+ Thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng là thẻ mà ngân hàng, các tổ chức tính dụng phát cho người mở thẻ, theo đó họ sẽ được thực hiện các giao dịch thông qua thẻ ngân hàng theo quy định hạn mức nhất định.
Chứng từ điện tử trong hoạt động ngân hàng được xem là hợp lệ phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 35/2007/NĐ-CP quy định các chứng từ điện tử trong hoạt động ngân hàng được xem là hợp pháp, hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện gồm:
* Nội dung của chứng từ điện tử
Phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
– Tên và số hiệu của chứng từ;
– Ngày, tháng, năm lập chứng từ;
– Tên, địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân lập chứng từ;
– Tên, địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân nhận chứng từ;
– Nội dung của nghiệp vụ phát sinh;
– Chữ ký, họ và tên của người lập và những người có liên quan đến chứng từ theo quy định của pháp luật.
Đối với chứng từ nghiệp vụ kế toán trong lĩnh vực ngân hàng thì còn cần có thêm các nội dung theo yêu cầu về chứng từ kế toán.
* Định dạng chứng từ điện tử
Định dạng của chứng từ điện tử phải đáp ứng:
– Phân biệt, nhận biết và truy cập được đến từng chứng từ điện tử.
– Xác định chi tiết vị trí, đặc điểm, kiểu, độ dài và các ràng buộc nghiệp vụ đối với từng yếu tố trên chứng từ điện tử.
– Bảo đảm việc truyền, nhận, xử lý, bảo quản, lưu trữ chứng từ một cách tự động trên các phương tiện điện tử.
* Được lập theo nguyên tắc sau:
– Lập đúng quy trình, mẫu định dạng và đầy đủ các thông tin quy định.
– Người lập, người kiểm soát, người ký duyệt và những người khác ký trên chứng từ điện tử phải chịu trách nhiệm về các nội dung của chứng từ điện tử.
– Phải ghi đầy đủ nội dung chứng từ điện tử
* Tuân theo quy định về lập, kiểm soát và ký chứng từ điện tử như sau:
– Chứng từ điện tử được lập từ chứng từ giấy phải được kiểm tra sự khớp đúng giữa nội dung trên chứng từ điện tử với chứng từ giấy.
– Chứng từ điện tử được lập từ chứng từ điện tử khác phải đảm bảo sự khớp đúng với nội dung chứng từ điện tử gốc.
– Trường hợp chứng từ điện tử được lập, kiểm soát qua nhiều bước phải kiểm tra:
+ Nội dung của chứng từ điện tử tại từng bước;
+ Chữ ký điện tử của người lập và người kiểm soát tại bước trước.
– Người lập, người kiểm soát, người ký duyệt và những người khác có trách nhiệm ký trên chứng từ điện tử phải ký chữ ký điện tử lên chứng từ điện tử sau khi hoàn thành phần việc được giao.
– Bảo đảm tính toàn vẹn của thông tin trên chứng từ.
– Bảo đảm tính pháp lý thông qua kiểm chứng nguồn gốc khởi tạo.
Chứng từ điện tử trong hoạt động ngân hàng có chuyển sang chứng từ giấy được hay không?
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 35/2007/NĐ-CP thì chứng từ điện tử trong hoạt động ngân hàng được chuyển sang chứng từ giấy khi:
– Là chứng từ điện tử hợp pháp, hợp lệ
– Việc chuyển đổi chứng từ điện tử thành chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của chứng từ điện tử và chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.
– Người thực hiện chuyển đổi chứng từ điện tử thành chứng từ giấy phải ký và ghi rõ họ tên trên chứng từ giấy; phải đóng thêm dấu đối với những loại chứng từ có quy định phải đóng dấu.
– Chứng từ điện tử đã thực hiện chuyển đổi được ghi thêm ký hiệu riêng để phân biệt.
Các yêu cầu về bảo quản và lưu giữ chứng từ điện tử này như thế nào?
Yêu cầu về hình thức bảo quản được quy định tại Điều 19 Nghị đinh 35/2007/NĐ-CP như sau:
“Điều 19. Hình thức bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử
1. Chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ của mình.
3. Trường hợp cần thiết có thể chuyển đổi hình thức bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử sang lưu trữ bằng giấy.”
Yêu cầu về việc bảo quản thực hiện theo Điều 20 Nghị định 35/2007/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“Điều 20. Yêu cầu về bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử
Lưu trữ chứng từ điện tử phải đảm bảo:
1. Tính an toàn bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ.
2. Lưu trữ đúng và đủ thời hạn đối với từng loại chứng từ theo các quy định của pháp luật.
3. In được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.”
Yêu cầu đối với đơn vị bảo quản chứng từ điện tử được quy định tại Điều 21 Nghị định 35/2007/NĐ-CP như sau:
“Điều 21. Điều kiện đối với đơn vị bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử
Đơn vị được giao nhiệm vụ bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử phải có các điều kiện sau đây:
1. Có phương án bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử bằng phương tiện điện tử trình cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật phê duyệt trước khi thực hiện.
2. Duy trì các phương tiện điện tử, trang thiết bị kỹ thuật, địa điểm lưu trữ và xây dựng quy trình kỹ thuật để bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử đảm bảo yêu cầu khai thác, sử dụng.
3. Lưu trữ các phương tiện kèm theo đảm bảo việc khai thác chứng từ điện tử.”
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Có được chuyển ngày nghỉ phép sang năm sau không?
- Công văn xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu
- Mẫu đơn đề nghị bổ nhiệm chức vụ
Thông tin liên hệ:
Trên đây là bài viết tư vấn về “Quy định về chứng từ ngân hàng năm 2022 như thế nào?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ làm thủ tục Chia thừa kế nhà đất… thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp:
+ Đối với các các nhân, tổ chức, đây sẽ là căn cứ để cá nhân, tổ chức có thể chứng minh giao dịch phát sinh với bên nhận, tránh các trường hợp tranh chấp xảy ra. Đồng thời đây cũng là căn cứ để các cá nhân, tổ chức có thể thực hiện khẩu trừ thuế.
+ Đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng, đây là loại chứng từ quan trọng ghi lại những thông tin giao dịch của khách hàng, để đảm bảo mọi hoạt động, giao dịch được diễn ra đúng với quy định nội bộ và quy định của pháp luật, kiểm soát nguồn tiền ra, vào ngân hàng.
+ Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đây sẽ là những chứng từ làm cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền theo dõi, xác định tính hợp pháp trong các giao dịch của ngân hàng.
Theo quy định, Tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành thường xuyên của Ngân hàng không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính được lưu trữ tối thiểu 5 năm tính từ khi kết thúc kỳ kế toán năm như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho không lưu trong tập tài liệu kế toán của phòng kế toán.
Thời hạn bảo quản có thể là 5 năm, 10 năm hoặc có thể là vĩnh viễn