Xin chào Luật sư X, tôi muốn đăng ký xin chứng chỉ kế toán viên thì phải lưu ý về các quy định nào? Hồ sơ và thủ tục ra sao? Xin được tư vấn.
Chào bạn, muốn được cấp chứng chỉ kế toán viên bạn phải đạt các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Ngoài ra, bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ và làm các thủ tục theo quy định. Vậy cụ thể quy định về chứng chỉ kế toán viên ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 91/2017/TT-BTC
- thông tư 296/2016/TT-BTC
Tiêu chuẩn cấp chứng chỉ kế toán viên là gì?
Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;
Đạt kết quả kỳ thi lấy chứng chỉ kế toán viên.
Người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán cấp được Bộ Tài chính Việt Nam công nhận, đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán Việt Nam và có tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 67 Luật kế toán 2015 thì được cấp chứng chỉ kế toán viên.
Và theo quy định tại Điều 4, Thông tư 91/2017/TT-BTC thì điều kiện và thủ tục dự thi chứng chỉ kế toán viên được thực hiện như sau:
Điều kiện về đạo đức nghề nghiệp:
Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.
Điều kiện về bằng cấp:
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán;hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học;hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư 91/2017/TT-BTC.
Điều kiện về thời gian làm việc thực tế:
Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng,
Thời gian công tác được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi.
Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định;
Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 – “Những người không được làm kế toán” của Luật kế toán.
Bộ Tài chính quy định điều kiện thi lấy chứng chỉ kế toán viên, thủ tục cấp và thu hồi chứng chỉ kế toán viên.
Điều kiện đăng ký hành nghề kế toán viên
Người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
Có năng lực hành vi dân sự;
Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học;
Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.
Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 58 luật kế toán thực hiện đăng ký hành nghề và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Bộ Tài chính quy định thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
Hồ sơ đăng ký hành nghề kế toán viên
Theo quy định tại thông tư 296/2016/TT-BTC thì hồ sơ đăng ký hành nghề Dịch vụ kế toán gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán theo mẫu;
Bản sao Hợp đồng lao đồng làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán (trừ đối tượng không bắt buộc có Hợp đồng lao động);
Bản sao chứng chỉ kế toán viên hoặc kiểm toán viên;
Giấy xác nhận về thời gian thực tế làm công tác tài chính, kế toán, kiểm toán theo mẫu hoặc tài liệu chứng minh (riêng người đã được hành nghề từ 2016 trở về trước thì không bắt buộc);
Hai ảnh màu 3x4cm, nền trắng trong thời hạn không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
Bản sao Quyết định thôi việc hoặc Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động tại nơi làm việc trước khi đăng ký (nếu có);
Tài liệu chứng minh số giờ cập nhật kiến thức hành nghề (với trường hợp phải có);
Bản sao Giấy phép lao động tại Việt Nam nếu người đăng ký là người nước ngoài (trừ thuộc trường hợp không phải có giấy phép).
Trình tự đăng ký hành nghề kế toán viên
Người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán phải lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 296/2016/TT-BTC gửi đến Bộ Tài chính thông qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, đại diện hộ kinh doanh dịch vụ kế toán có trách nhiệm xem xét, rà soát hồ sơ và ký xác nhận trên Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán của từng người đăng ký hành nghề tại đơn vị.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán lập danh sách đề nghị Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cho những người đăng ký hành nghề tại đơn vị mình theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03/ĐKHN ban hành kèm theo thông tư 296/2016/TT-BTC cùng với hồ sơ đăng ký hành nghề của từng cá nhân. Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ Tài chính.
Trường hợp cần làm rõ các thông tin trong hồ sơ đăng ký hành nghề, hoặc hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tài chính có quyền yêu cầu người đăng ký hành nghề thông qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán giải trình hoặc cung cấp các tài liệu chứng minh như sổ bảo hiểm xã hội hoặc các tài liệu khác để phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu, xác minh quá trình làm việc và các thông tin khác trong hồ sơ đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Trường hợp người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán không bổ sung tài liệu giải trình hoặc tài liệu giải trình không chứng minh đầy đủ các thông tin trong hồ sơ đăng ký hành nghề là xác thực, Bộ Tài chính có quyền từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
Người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán phải nộp đủ phí theo quy định. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cho người đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán thông qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán. Ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán không sớm hơn ngày bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Bộ Tài chính trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục nhập khẩu thuốc diệt chuột
- Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng là gì?
- Mẫu đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền mới 2022
- Chứng chỉ hành nghề Y tế công cộng mới 2022
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư X tư vấn về vấn đề “Quy định về chứng chỉ kế toán viên như thế nào?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: giấy phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty bị đóng mã số thuế; hay tìm hiểu về mẫu hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tra số mã số thuế cá nhân; … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Công an nhân dân.
Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt trong trường hợp bị phạt cảnh cáo hoặc chưa hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác;
Người bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.
– Trường hợp đã được tuyển dụng vào viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập, để được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp kế toán viên thì ôngThọ phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của ngạch kế toán viên theo quy định tại Thông tư số 77/2019/TT-BTC, trong đó có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch/chức danh nghề nghiệp kế toán viên.
– Trường hợp thi tuyển dụng viên chức vào vị trí việc làm kế toán viên thì phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định về việc tuyển dụng viên chức theo quy định
Căn cứ quy định tại Khoản 3, Điều 4 Thông tư số 91/2017/TT-BTC ngày 31/8/2017 của Bộ Tài chính về điều kiện dự thi : “3. Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi. Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước”.
Cũng theo quy định tại Điều 14 và Điều 16 Thông tư số 91/2017/TT- BTC, Hội đồng thi được thành lập cho từng kỳ thi. Hội đồng thi có trách nhiệm xét duyệt danh sách dự thi. Do đó, việc xem xét cụ thể 1 thí sinh có đủ điều kiện dự thi cho từng kỳ thi hay không do Hội đồng thi kỳ đó xem xét, quyết định.