Chào luật sư, em mới ra trường năm nhất ngành sư phạm tiểu học. Trước đây do gia đình em muốn em theo truyền thống gia đình nên định hướng em theo nghề này. Tuy nhiên bản thân em thì thích kinh doanh hơn. Gia đình em có nói sẽ lo cho em vào dạy ở trường tiểu học gần nhà. Em cũng muốn tìm hiểu về chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Hiện nay những Quy định về chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học thế nào? Giáo viên có được phép kinh doanh thêm ở bên ngoài được không? Những nghĩa vụ và trách nhiệm của giáo viên hiện nay ra sao? Mong được luật sư tư vấn. Em xin cảm ơn Luật sư X.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề Quy định về chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học
Hiện nay có những quy định về phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Việc phân hạng chức danh nghề nghiệp có ảnh hưởng đến việc xếp lương cho giáo viên. Vậy riêng đối với việc phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học gồm những gì? Chế độ dành cho giáo viên tiểu học hiện nay được quy định như thế nào? Những quy định về việc phân hạng chức danh nghề nghiệp gồm có:
Hạng của chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học được quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT – thông tư liên tịch quy định mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học công lập. Theo thông tư quy định mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học này, hạng chức CDNN giáo viên Tiểu học được xếp như sau:
- Giáo viên Tiểu học hạng III (Mã số V.07.03.29): Là hạng thấp nhất trong xếp hạng giáo viên Tiểu học. Ở hạng này, GV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Giáo viên Tiểu học hạng II (Mã số V.07.03.28): Là hạng được thăng hạng từ hạng III lên, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, hưởng lương theo hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
- Giáo viên Tiểu học hạng I – (Mã số V.07.03.27): Là hạng cao nhất trong xếp hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. Ở hạng này, giáo viên được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, chế độ hưởng lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Điều kiện thăng hạng giáo viên Tiểu học
Hiện nay việc thăng hạng giáo viên là điều mà hầu hết giáo viên đều mong muốn. Bởi khi làm việc thì ai cũng có mong muốn mình có cơ hội được phát triển, cơ hội được thăng tiến trong công việc? Vậy có những điều kiện nào để có thể được thăng hạng giáo viên tiểu học? Hiện nay công việc của giáo viên tiểu học gồm những gì? Các điều kiện để thăng hạng giáo viên tiểu học hiện nay gồm có:
Để được xét quy định thăng hạng giáo viên, người được xét thăng hạng phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 3 Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT. Giáo viên Tiểu học được đăng ký dự thi, xét thăng hạng giáo viên Tiểu học lên hạng cao hơn liền kề nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Giáo viên được thi/ xét thăng hạng giáo viên Tiểu học khi cơ sở giáo dục có nhu cầu và người đứng đầu cơ quan cử đi học.
- Giáo viên được xếp chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề năm dự thi hoặc xét thăng hạng; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn bị xử lý kỷ luật hoặc thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức.
- Đã được bổ nhiệm vào CDNN giáo viên mầm non phù hợp với vị trí đang công tác.
- Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của hạng CDNN đăng ký thi/ xét thăng hạng theo quy định. Trường hợp giáo viên đủ điều kiện miễn thi ngoại ngữ và tin học theo quy định thì được xác nhận là đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ, tin học của hạng CDNN đăng ký thi/ xét thăng hạng.
Quy định về chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học thế nào?
Hiện nay việc quy định về chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học được quan tâm bởi nó ảnh hưởng đến mỗi cá nhân giáo viên nói riêng và chất lượng của ngành giáo dục nói chung. Đặc biệt đối với cấp tiểu học thì việc đào tạo nên những cá nhân có năng lực trong tương lai. Vậy có những quy định về chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học thế nào? Vấn đề chức danh nghề nghiệp giáo viên có thể hiểu là:
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
- Chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật quốc gia, quy chế giáo dục Tiểu học của ngành và địa phương;
- Thường xuyên tu dưỡng đạo đức nhà giáo, nêu cao trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo, gương mẫu trước học sinh;
- Thương yêu, đối xử công bằng, tôn trọng cá nhân của học sinh; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;
- Thực hiện nghiêm túc quy tắc đạo đức nhà giáo, các quy định về ứng xử, trang phục.
Tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Tốt nghiệp cử nhân trở lên ngành đào tạo giáo viên Tiểu học.
- Trường hợp chưa đủ môn học thì giáo viên phải có bằng cử nhân chuyên ngành đào tạo giáo viên, bằng cử nhân chuyên ngành liên quan và chứng chỉ NVSP giáo viên Tiểu học.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng 3 (giáo viên Tiểu học mới được tuyển dụng làm giáo viên Tiểu học hạng III phải có chứng chỉ trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng).
Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước, các quy định của Sở và địa phương, yêu cầu đối với giáo dục Tiểu học, thực hiện thành nhiệm vụ được giao;
- Dạy học có chất lượng, đúng kế hoạch, phương án giáo dục của nhà trường;
- Vận dụng những kiến thức về sư phạm và tâm lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh;
- Có khả năng vận dụng các phương pháp dạy học, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh;
- Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao kết quả giáo dục học sinh;
- Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, biết vận dụng kết quả giảng dạy, nghiên cứu khoa học vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục; hướng dẫn học sinh tự làm đồ dùng dạy học;
- Có năng lực ứng dụng CNTT để thực hiện nhiệm vụ của giáo viên Tiểu học hạng 3, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số công việc cụ thể.
Học chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên Tiểu học ở đâu?
Hiện nay nhiều giáo viên đang ngày càng giỏi, họ không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn và học thêm những kỹ năng khác để phát triển hơn. Bên cạnh đó họ còn luôn mong muốn mang đến chất lượng giáo dục tốt nhất đến với học sinh. Và nhu cầu học chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên Tiểu học cũng là vấn đề hot. Quy định thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên gồm những gì? Vậy học chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên Tiểu học ở đâu? Vấn đề này có thể được hiểu là:
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học không ghi thời hạn sử dụng. Trên bằng chỉ ghi ngày tháng cấp, đơn vị cấp và thông tin ứng viên. Do đó, có thể hiểu đây là chứng chỉ có giá trị sử dụng lâu dài. Học viên có thể đăng ký học tại 49 trường được cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp chuẩn Bộ GD&ĐT.
Chương trình học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học
Chương trình học chứng chỉ chức danh nghề giáo viên Tiểu học các hạng II, III được quy định tại Quyết định 2515/QĐ-BGDĐT, Quyết định 2516/QĐ-BGDĐT gồm 3 phần:
- Phần I: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung (gồm 4 chuyên đề);
- Phần II: Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp (gồm 6 chuyên đề);
- Phần III: Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.
Mỗi chương trình của hạng Tiểu học tương ứng sẽ có nội dung chuyên đề trong từng phần khác nhau. Tổng thời gian đào tạo là 240 phút. Phân bổ thời gian cụ thể như sau:
- Lý thuyết, thảo luận, thực hành: 176 tiết
- Ôn tập: 10 tiết
- Kiểm tra: 06 tiết
- Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch: 44 tiết
- Công tác tổ chức lớp (khai giảng, bế giảng lớp): 04 tiết.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định về chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến muốn ly hôn nhanh nhất… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục giải chấp sổ đỏ mất bao lâu thời gian?
- Tra cứu hóa đơn không có mã của cơ quan thuế như thế nào?
- Giải chấp sổ đỏ là gì theo quy định năm 2024?
Câu hỏi thường gặp
Theo Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT, Giáo viên đã có một trong các chứng chỉ theo hạng của cấp học đang giảng dạy cấp trước ngày 30.6.2022 thì được xác định đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng CDNN và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên tương ứng với từng cấp học.
Nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng II lên giáo viên hạng I:
a) Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng II lên giáo viên hạng I được thực hiện thông qua việc xét, chấm điểm hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng và kiểm tra, sát hạch theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I của mỗi cấp học;
b) Giáo viên hạng II dự xét thăng hạng lên giáo viên hạng I được tham dự kiểm tra, sát hạch khi điểm hồ sơ đạt 100 điểm theo thang điểm quy định tại Điều 6 Thông tư này;
c) Việc kiểm tra, sát hạch được thực hiện bằng hình thức làm bài trắc nghiệm hoặc phỏng vấn:
Trường hợp có từ 02 người trở lên có điểm bằng nhau ở chỉ tiêu thăng hạng cuối cùng thì việc xác định người trúng tuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Giáo viên là nữ,
+ Giáo viên là người dân tộc thiểu số,
+ Giáo viên nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh),
+ Giáo viên có thời gian công tác nhiều hơn.