Xin chào luật sư, Tôi là Quân hiện đang sống ở Phú Thọ. Khu phố tôi đang ở là một khu phố mới thành lập nên hệ thống cột điện và dây điện mới được lắp đặt. Nhưng trong quá trình lắp đặt UBND không có sự thông báo cho người dân cũng như không đo đạc khoảng cách khiến cho cột điện ở sân nhà tôi chỉ cách nhà tôi 2m. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của gia đình tôi. Luật sư cho tôi hỏi việc đặt cột điện như trên có đúng quy định của pháp luật không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn anh đã đặt câu hỏi cho Luật sư X. Để làm rõ vấn đề này mời anh tham khảo bài viết “Quy định về chôn cột điện trước nhà dân” dưới đây.
Mời bạn xem thêm
- Nghị định 14/2014/NĐ-CP
Cột điện là gì?
Không có văn bản nào quy định chi tiết về cột điện, tuy nhiên theo từ điển tiếng việt và theo khách quan từ thực tế có thể hiểu, cột điện là kết cấu dạng cột thẳng, dài là cây cột dùng để giữ cho dây điện ở một độ cao nhất định so với mặt đất để đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện giao thông đi dưới đường, cột điện dùng để treo dây điện và dây chống sét của đường dây tải điện trên không. Cột điện có thể được làm bằng gỗ hoặc bê tông cốt thép hoặc là thép ( Dùng cho đường dây có điện áp từ 220 KV trở lên). Cột điện có cả cột trung gian và cột néo. Trong đó, cột trung gian dùng để đỡ dây dẫn điện và dây chống sét ở các đoạn thẳng của tuyến đường dây tải điện còn cột néo tiếp nhận lực căng của dây dẫn và dây chống sét, có cấu trúc vững chắc hơn, thường đặt ở đầu, cuối và một số nơi đã được tính toán trước tuyến đường dây, ở những nơi bẻ góc, chỗ vượt sông hoặc các chướng ngại khác.
Có 3 loại điện thế: Điện hạ thế; Điện trung thế; Điện cao thế trong đó quy định về các loại điện thế là khác nhau cụ thể:
– Điện hạ thế ở Việt Nam là các đường điện thuộc cấp điện áp từ 220V-380V. Dấu hiệu nhận biết cấp điện thế này là được bao bọc bởi dây cáp bọc vặn xoắn ACB bao gồm 4 sợi dây cáp bện vào nhau. Một số khác thì sử dụng 4 dây cáp rời được gắn lên cột điện bằng kẹp treo hoặc sứ treo. Cột điện thường sử dụng bằng cột bê tông ly tâm hoặc cột bê tông vuông, trụ tháp sắt với cao từ 5m đến 8m. Ở mức hạ thế này sẽ gây ra hiện tượng giật điện nếu chạm trực tiếp vào phần kim loại đng dẫn điện trong dây, tuy nhiên nó sẽ không gây ra hiện tượng phóng điện. Đây cũng là đường dây sinh hoạt dẫn đến từng nhà, có thể tồn tại ở bất kì vị trí nào trong nhà. Nó được bọc kín bằng vỏ bọc cách điện
– Điện hạ thế là các đường điện thuộc cấp điện áp từ 15kV (15.000V). Ở mức điện áp này có thể gây ra phóng điện khi vi phạm khoảng cách an toàn. Đường điện trung thế được sử dụng dây bọc, dây trần gắn trên trụ bằng sứ cách điện. Nguồn điện này được treo trên cột bê tông ly tâm, cao từ 9m đến 12m, sứ cách điện là sứ đỡ hoặc sứ treo
– Cuối cùng là điện cao thế là các đường điện thuộc cấp điện áp từ 110kV – 220kV – 500kV. Đây là nguồn điện cao độ nguy hiểm nếu phạm khoảng cách có thể sẽ bị phóng điện . Nguồn điện cao thế sử dụng dây trần, gắn trên cột qua các chuỗi sứ cách điện. Trụ điện cao thế được cấu thành từ bê tông ly tâm, cột tháp sắt, một số nơi còn sử dụng cột gỗ thông, cột có chiều cao trên 18m. Đường dây loại điện cao thế này có gắn chuỗi sứ.
Quy định về chôn cột điện trước nhà dân
Việc xác định khoảng cách để chôn cột điện tại nơi có nhiều người dân sinh sống là việc quan trọng nhất là đối với loại điện cao áp vì nó rất nguy hiểm với dây điện trần và có thể phóng ra điện nếu vi phạm khoảng cách an toàn.
Căn cứ theo Nghị định 14/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 51/2020/NĐ-CP không cấm việc chôn cột điện cạnh nhà dân sinh sống nhưng việc chôn cột phải đảm bảo đúng khoảng cách, hành lang an toàn trong việc bảo vệ đường dây dẫn điện cao áp trên không với điện áp không quá 220kV cụ thể tại Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 1 điều 9 Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Nhà ở, công trình xây dựng xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây đáp ứng điều kiện sau:
– Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy. Trong trường hợp này bắt buộc cột điện cao áp phải có hành lang và tường bảo vệ vì khu vực này gần nhà dân sinh sống nên việc xảy ra hảo hoạn cháy nổ là việc không tránh khỏi có mái lợp để che nắng che mưa…..Hành lang bảo vệ an toàn đường dây điện trên không được quy định tại Điều 11 Nghị định 14/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 51/2020/NĐ-CP
– Chôn cột điện không gây cản trở cho việc kiểm tra bảo dưỡng, thay thế các bộ phận của đường dây. Trong trường hợp này có thể hiểu việc xây dựng tường bao nêu trên cần có cửa ra vào thoáng đãng để tránh việc di chuyển va chạm chướng ngại vật như cỏ, cây… ảnh hưởng đến an toàn của thợ điện.
– Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn mức quy định sau:
+ Với điện áp đến 35kV thì khoảng cách rơi vào 3m
+ Với điện áp 110kV thì khoảng cách rơi vào 4m
+ Với điện áp 220kv – điện áp cao nhất so với quy định chôn cột điện thì khoảng cách rơi vào 6m
– Trường hợp cường độ điện nhỏ hơn 5kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nahf mà cách mặt đất 1m và nhỏ hơn hoặc bằng 1kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất 1m
– Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220kV, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.
Bên cạnh đó Khoản 2 Điều 9 Nghị định 14/2014/NĐ-CP quy định:
“2. Khi xây dựng, cải tạo đoạn đường dây dẫn điện cao áp trên không vượt qua nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong; nơi thường xuyên tập trung đông người; công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; khu di tích lịch sử-văn hóa; danh lam thắng cảnh đã được nhà nước xếp hạng chủ đầu tư/đơn vị quản lý vận hành phải tăng cường các biện pháp an toàn về điện và xây dựng đối với đường dây..”
Xử lý như thế nào khi vi phạm quy định về chôn cột điện?
Việc chôn cột điện phải đảm bảo đúng theo quy định về an toàn tuy nhiên nếu vi phạm thì sẽ có chế tài xử lý cụ thể như sau:
Căn cứ tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 134/2013/NĐ-CP sử đổi bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP về mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định về xây dựng, lắp đặt công trình điện sẽ bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng khi lắp đặt và đưa vào vận hành các vật tư, thiết bị điện không đúng theo thiết kế, không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành vàTự ý ban hành và bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn liên quan đến xây dựng, lắp đắt công trình điện không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Xử lý việc người dân có nhà bị ảnh hưởng tại nơi chuẩn bị chôn cột điện
Cụ thể nếu người dân có nhà ở hay công trình nào đó trong khu vực được phép chôn cột điện hoạc trong khu vực hành lang an toàn đường dây tải điện trên không thì sẽ được nhà nước bồi thường và hỗ trợ như sau:
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Nghị định 14/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 51/2020/NĐ-CP:
– Bồi thường, hỗ trợ do làm hạn chế việc sử dụng và ảnh hưởng đến việc sinh hoạt đối với người dân không phải di dời chỗ ở và mức bồi thường, hỗ trợ sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương cụ thể:
+ Đối với trường hợp chỗ ở hoặc công trình của người dân bị ảnh hưởng một hoặc toàn bộ diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường theo quy định của pháp luật đất đai (Có đầy đủ Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất;….) trước ngày có thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.
+ Đối với trường hợp nhà ở, công trình sinh hoạt bị ảnh hưởng nhưng xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường về đất đai (không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;…) thì cũng sẽ được bồi thường nhưng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương..
– Trường hợp bồi thường về việc nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được xây dựng trước ngày có thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền:
+ Chủ đầu tư phải bồi thường nếu chưa đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP bằng cách chịu kinh phí và tổ chức thực hiện việc cải tạo nhằm đáp ứng đó;
+ Chủ đầu tư cũng phải bồi thường phần giá trị nhà, công trình bị phá dỡ và chi phí cải tạo, hoàn thiện nhà công trình theo tiêu chuẩn tương đương của nhà trong trường hợp phá dỡ một phần, phân còn lại vẫn đảm bảo tiêu chuẩn ký thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng và đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP..
+ Trường hượp được bồi thường, hỗ trợ tài định cư khi thu hồi đất nếu nhà ở, công trình không thể đáp ứng điều kiện quy định tại điều 13 Nghị định trên.
Như vậy việc xã định khoảng cách an toàn, hành lang pháp lý bảo vệ dòng điện cao áp trên không là điều hết sức quan trong và phải thực hiện theo quy định luật hiện hành nếu không sẽ bị xử phạt theo chế tài trên.
Mời bạn xem thêm
- Hỗ trợ bồi thường đường điện cao thế qua đất nông nghiệp 2022
- Mẫu 04 hủy hóa đơn điện tử theo quy định năm 2022
- Đề xuất hỗ trợ điện thoại thông minh cho người nghèo
Thông tin liên hệ:
Trên đây là bài viết tư vấn về “Quy định về chôn cột điện trước nhà dân” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ đăng ký làm lại giấy khai sinh thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp
Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình đến dây dẫn điện gần nhất khi ở trạng thái võng cực đại không nhỏ hơn mức quy định sau:
+ Với điện áp đến 35kV thì khoảng cách rơi vào 3m
+ Với điện áp 110kV thì khoảng cách rơi vào 4m
+ Với điện áp 220kv – điện áp cao nhất so với quy định chôn cột điện thì khoảng cách rơi vào 6m
– Trường hợp cường độ điện nhỏ hơn 5kV/m tại điểm bất kỳ ở ngoài nahf mà cách mặt đất 1m và nhỏ hơn hoặc bằng 1kV/m tại điểm bất kỳ ở bên trong nhà cách mặt đất 1m
– Đối với nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp 220kV, ngoài đáp ứng các điều kiện trên, các kết cấu kim loại của nhà ở, công trình còn phải nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.
Việc chôn cột điện phải đảm bảo đúng theo quy định về an toàn tuy nhiên nếu vi phạm thì sẽ có chế tài xử lý cụ thể như sau:
Căn cứ tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 134/2013/NĐ-CP sử đổi bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP về mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm các quy định về xây dựng, lắp đặt công trình điện sẽ bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng khi lắp đặt và đưa vào vận hành các vật tư, thiết bị điện không đúng theo thiết kế, không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành vàTự ý ban hành và bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn liên quan đến xây dựng, lắp đắt công trình điện không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Cụ thể nếu người dân có nhà ở hay công trình nào đó trong khu vực được phép chôn cột điện hoạc trong khu vực hành lang an toàn đường dây tải điện trên không thì sẽ được nhà nước bồi thường và hỗ trợ như sau:
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Nghị định 14/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 51/2020/NĐ-CP:
– Bồi thường, hỗ trợ do làm hạn chế việc sử dụng và ảnh hưởng đến việc sinh hoạt đối với người dân không phải di dời chỗ ở và mức bồi thường, hỗ trợ sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương cụ thể:
+ Đối với trường hợp chỗ ở hoặc công trình của người dân bị ảnh hưởng một hoặc toàn bộ diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường theo quy định của pháp luật đất đai (Có đầy đủ Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất;….) trước ngày có thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.
+ Đối với trường hợp nhà ở, công trình sinh hoạt bị ảnh hưởng nhưng xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường về đất đai (không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;…) thì cũng sẽ được bồi thường nhưng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương..
– Trường hợp bồi thường về việc nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được xây dựng trước ngày có thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền:
+ Chủ đầu tư phải bồi thường nếu chưa đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP bằng cách chịu kinh phí và tổ chức thực hiện việc cải tạo nhằm đáp ứng đó;
+ Chủ đầu tư cũng phải bồi thường phần giá trị nhà, công trình bị phá dỡ và chi phí cải tạo, hoàn thiện nhà công trình theo tiêu chuẩn tương đương của nhà trong trường hợp phá dỡ một phần, phân còn lại vẫn đảm bảo tiêu chuẩn ký thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng và đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP..
+ Trường hượp được bồi thường, hỗ trợ tài định cư khi thu hồi đất nếu nhà ở, công trình không thể đáp ứng điều kiện quy định tại điều 13 Nghị định trên.