Xin chào Luật sư X, tôi có một mảnh đất trống nên cho một người anh họ ở nhờ để anh ta tiện làm nông ở gần đó. Tuy nhiên đến khi tôi đòi lại mảnh đất đất thì anh ta nhất quyết không chịu rời đi thì tôi phải làm sao? Quy định cho ở nhờ hiện nay là gì? Xin được tư vấn.
Chào bạn, một trong những vấn đề gây đau đầu hiện nay chính là cho người quen ở nhờ đất hay nhà ở sau đó không thể đòi được, dẫn đến tranh chấp. Vậy trong trường hợp này nên làm gì? Quy định về cho ở nhờ hiện nay ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Cho ở nhờ là gì?
Cho ở nhờ hay cho mượn nhà đất là việc một người có nhà đất cho người khác mượn hay ở nhờ trên nhà đất mà người đó làm chủ. Còn người ở nhờ được sử dụng nhà đất đó trong một thời hạn mà không phải trả tiền cho người chủ, nhưng người đó phải trả lại khi thời hạn mượn đã hết hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Đòi lại nhà đất cho ở nhờ bằng cách nào?
Khi chủ nhà không có thỏa thuận hay hợp đồng với người mượn, ở nhờ nhà thì lấy lại bằng một trong các cách sau:
Cách 1. Thông báo về việc đòi nhà cho bên ở nhờ biết.
Điều 499 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên cho mượn tài sản như sau:
1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.
3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.
Như vậy, để đòi lại nhà cho mượn, chủ nhà phải thông báo trước một khoảng thời gian hợp lý cho bên mượn biết về việc có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng nhà ở đó. Chủ nhà có thể tùy chọn cách thức thông báo như lời nói, văn bản, tin nhắn, email,…
Thậm chí, chủ nhà được đòi lại nhà ngay tức khắc mà không cần bên mượn đồng ý nếu người đó sử dụng nhà không đúng mục đích như thỏa thuận ban đầu: cho người khác ở nhờ mà không được chủ nhà đồng ý, mượn nhà nhưng không phải để ở,…
Nếu cách này không hiệu quả, người ở nhờ vẫn cương quyết từ chối trả lại nhà thì chủ nhà có thể khởi kiện tại Tòa án để đòi lại nhà.
Cách 2. Khởi kiện đòi lại nhà cho ở nhờ tại Tòa án.
Thủ tục dưới đây áp dụng đối với tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân trong nước với nhau.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện- Đơn khởi kiện theo mẫu.
- Tài liệu, giấy tờ chứng minh yêu cầu khởi kiện như: Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng), hợp đồng, văn bản cho mượn nhà (nếu có),…- Bản sao giấy tờ tùy thân – Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân.
Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện
Địa điểm nộp hồ sơ: Nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc (điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
Các phương thức nộp quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;
b) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có);
c) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Tòa án tiếp nhận và thụ lý
- Tòa án ra thông báo nộp tạm ứng án phí.- Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại chi cục thi hành án cấp huyện theo giấy báo và mang biên lai nộp lại cho Tòa.
- Tòa thụ lý.
Thẩm phán thụ lý vụ án khi nhận được tài liệu, chứng cứ và đơn khởi kiện trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tạm ứng án phí.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm
Thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa không quá 04 tháng, kể từ ngày thụ lý; trường hợp phức tạp có thể gia hạn một lần tối đa 02 tháng (Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự).
Căn cứ vào Điều 203 và Điều 208 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện những việc sau:- Thu thập, xác minh tài liệu cần có cho quá trình giải quyết tranh chấp. Các bên cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
- Lấy ý kiến, lời khai của các bên và những người liên quan.- Tổ chức phiên họp để rà soát việc tiếp cận, giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải.
Bước 5: Xét xử sơ thẩm
Nếu không thuộc trường hợp hòa giải thành, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, Thẩm phán sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Sau khi tiến hành các hoạt động nêu trên, các phán quyết cuối cùng được Tòa án đưa ra và mở phiên tòa xét xử vụ án.
Bước 6: Thi hành án
Lưu ý:
Trong quá trình lấy lại nhà ở, để tránh bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải bồi thường thiệt hại thì trong quá trình đòi lại nhà, chủ sở hữu không được thực hiện hành vi sau:
- Thuê người hoặc tự mình di chuyển, đập phá tài sản, đồ đạc trong nhà;
- Thuê người hoặc tự mình đe dọa, khống chế, dùng vũ lực buộc người ở nhờ ra khỏi nhà hoặc cản trở quá trình sinh hoạt.
Cơ quan nào giải quyết tranh chấp đòi lại nhà cho ở nhờ?
Để giải quyết tranh chấp đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn các bên có thể gửi yêu cầu ra Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền đối với từng loại nhà cho ở nhờ, cho mượn trong các trường hợp cần xác định ai là chủ sở hữu, đối với tranh chấp liên quan đến nhà đât:
Thứ nhất, Đối với tranh chấp xác định ai là chủ sở hữu nhà đất thì khi Tòa án thực hiện việc giải quyết các tranh chấp này, Tòa án cần xác định ai là người có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với nhà đất. Bởi lẽ đây là nhà đất trong quy định của pháp luật dân sự thì được gọi là “Tranh chấp về bất động sản”. Do đó, dựa trên quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: “c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.” Bởi lẽ đó, tranh chấp đòi lại nhà cho mượn, cho ở nhờ trong trường hợp này sẽ do Tòa án nhân dân nơi có nhà giải quyết dựa trên quy định của pháp luật Tố tụng nêu trên.
Thứ hai, Đối với tranh chấp liên quan đến nhà đất được xác định là những tranh chấp về giao dịch, hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ. Việc sảy ra tranh chấp này có thể được xác định là việc một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ mình phải thực hiện theo thỏa thuận. Hoặc một bên cho rằng bên kia đã có hành vi làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình trong quá trình mượn nhà, ở nhờ. Căn cứ dựa trên quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 những tranh chấp này thì thẩm thẩm quyền của Tòa án được biết đến là: “Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm…”
Như vậy, tranh chấp đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn theo như quy định củ pháp luật tó tụng dân sự thì bên có nhà cho ở nhờ, cho mượn có quyền nộp đơn khởi kiện ra Tòa án cấp có thẩm quyền mà cụ thể là nộp đơn đến nơi có bất động sản là nhà cho ở nhờ, cho mượn sảy ra tranh chấp.
Những lưu ý trong việc cho ở nhờ, cho mượn nhờ nhà
Nếu đang có ý định muốn cho ở nhờ, cho mượn nhà đất của mình và muốn hạn chế rủi ro, tranh chấp sau nay, trước hết chủ nhà nên xác lập hợp đồng.
Nội dung của hợp đồng mượn nhà cần có những điều khoản sau:
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Thỏa thuận chi tiết kỹ lưỡng về nội dung chủ sở hữu được phép lấy lại nhà ở trong những trường hợp nào;
- Thời hạn cho mượn cho ở nhờ;
- Khi có tranh chấp phát sinh thì hai bên sẽ giải quyết thế nào.
Lưu ý: Điều 153 Luật Nhà ở 2014 quy định:
1. Việc cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu nhà ở đó. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì có quyền cho mượn, cho ở nhờ thuộc phần sở hữu của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu chung khác.
2. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có thể ủy quyền cho người đại diện ký hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà.
Để hợp đồng mượn nhà hợp pháp, bên cho ở nhờ và bên ở nhờ phải đáp ứng những điều kiện theo Điều 119 Luật Nhà ở 2014:
- Bên cho ở nhờ là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Bên cho ở nhờ là cá nhân có năng lực hành vi dân sự; tổ chức bán, cho thuê nhà ở phải có chức năng kinh doanh nhà ở, trừ trường hợp tổ chức bán nhà ở không nhằm mục đích kinh doanh.
- Bên mượn, bên ở nhờ nếu là cá nhân trong nước thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và phải có năng lực hành vi dân sự; nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải thuộc diện được sở hữu, được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật nhà ở; nếu là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu mới 2022
- Làm gì khi bị chậm lương?
- Mẫu giấy phép môi trường 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy định về cho ở nhờ hiện nay“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định bảo hộ logo công ty; trích lục hồ sơ nhà đất; thành lập công ty mới;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 154 Luật Nhà ở năm 2014 quy định:
1. Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ đã hết.
2. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ không còn.
3. Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án.
4. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc diện đã có quyết định giái tỏa, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Theo thỏa thuận của các bên.
Nhà ở tiếp cận dưới góc độ của khoa học pháp lý là đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật và mỗi ngành luật lại có cách hiểu từ những khía cạnh khác nhau:
– Theo pháp luật về dân sự thì nhà ở là một loại tài sản bất động sản, là đối tượng của một số giao dịch dân sự như giao dịch về mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, cho thuê nhà ở, thế chấp nhà ở…
– Theo pháp luật về xây dựng thì nhà ở được hiểu là một loại công trình xây dựng, là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, được xây dựng theo thiết kế. (Khái niệm được xây dựng dựa trên khái niệm về công trình xây dựng).
– Theo Khoản 1 Điều 3, Luật Nhà ở năm 2014 thì nhà ở “là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân“.
Ở nhờ là một trong các hình thức biểu hiện quyền có chổ ở của hộ gia đình, cá nhân. Cho ở nhờ nhà ở là một trong các giao dịch nhà ở được quy định tại Điều 117 Luật Nhà ở và hợp đồng cho ở nhờ nhà ở là văn bản thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập quan hệ cho ở nhà ở, trong đó một bên có nhà ở cho ở nhờ và một bên có nhu cầu sử dụng nhà ở để ở và phục vụ nhu cầu sinh hoạt.
Hợp đồng cho ở nhờ nhà ở phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau: Họ và tên của cá nhân của các bên; mô tả đặc điểm của nhà ở, đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó; thời gian giao nhận nhà ở; thời hạn cho ở nhờ; quyền và nghĩa vụ của các bên; cam kết của các bên; các thỏa thuận khác; Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên (Điều 121, Luật Nhà ở).
Hợp đồng cho ở nhờ nhà ở được xác lập và xác định tư cách của hai bên đó là bên cho ở nhờ nhà ở và bên ở nhờ nhà ở. Trong đó:
Bên cho ở nhờ phải đáp ứng điều kiện được quy định tại Khoản 1, Điều 119 Luật nhà ở
– Thứ nhất, là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự. Đây là điều kiện đầu tiên và là điều kiện tiên quyết để xác định hợp đồng cho ở nhờ có hiệu lực hay không, bởi chỉ có chủ sở hữu mới có quyền sử dụng, chiếm hữu, định đoạt nhà ở, việc quy định chỉ có chủ sở hữu mới (cho phép, ủy quyền) là quy định đảm bảo sự đồng nhất với pháp luật dân sự, cũng như là cách để pháp luật bảo vệ triệt để quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức.
– Thứ hai, nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân. Đây là điều kiện cơ bản trong hầu hết mọi giao dịch dân sự. Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự là cá nhân từ đủ mười tám tuổi trở lên, không thuộc trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi và hạn chế năng lực hành vi dân sự. Việc xác định tổ chức có tư cách pháp nhân hay không dựa vào các điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự và giấy tờ chứng minh.