Bảo hiểm lắp đặt được hiểu là bảo hiểm bảo đảm cho những tổn thất, thiệt hại do sự cố gây ra hoặc phát sinh từ trách nhiệm của chủ công trình trong quá trình lắp đặt thiết bị, máy móc. Vai trò của nhà nước cũng như các tổ chức bảo hiểm như tiếp thêm động lực chủ thể là những người tham gia bảo hiểm đó có kế hoạch cho tương lai và không lệch khỏi dự định. Hiện nay, có nhiều loại bảo hiểm, một trong số đó cần kể đến là bảo hiểm lắp đặt. Vậy quy định về chi phí bảo hiểm lắp đặt thiết bị như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Bảo hiểm lắp đặt được hiểu là như thế nào?
Bảo hiểm được hiểu là một hoạt động qua đó một cá nhân sẽ có quyền được hưởng trợ cấp bảo hiểm nhờ vào một khoản đóng góp cho chính bản thân mình hoặc cho người thứ ba trong trường hợp nếu xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp bảo hiểm sẽ do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
Bảo hiểm hiện nay có thể được phân chia làm nhiều loại. Căn cứ vào ý chí của các bên, bảo hiểm gồm hai loại cụ thể như: bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc. Căn cứ vào mục tiêu của hành động bảo hiểm, bảo hiểm gồm có hai loại: bảo hiểm thương mại và bảo hiểm phi thương mại. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm, bảo hiểm gồm: bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Bảo hiểm lắp đặt được hiểu là bảo hiểm cho những tổn thất, thiệt hại do một sự cố bất ngờ gây ra hoặc phát sinh từ trách nhiệm của người chủ công trình trong quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị cho một công trình.
Người ta có thể sử dụng đơn bảo hiểm xây dựng, đơn bảo hiểm lắp đặt riêng cho một công trình. Nhưng các chủ thể cũng có thể chỉ dùng một đơn bảo hiểm cho cả xây dựng và lắp đặt trong một công trình dựa vào nội dung, tính chất công việc.
Cũng như trong bảo hiểm xây dựng, người được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm lắp đặt bao gồm những đối tượng như: chủ đầu tư, chủ thầu chính, các kĩ sư, cố vấn chuyên mon, nhà thầu phụ và các bên có liên quan tới công việc lắp đặt.
Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt là gì?
Đối tượng của bảo hiểm lắp đặt là các hoạt động lắp ráp hoặc chạy thử trước lúc nghiệm thu, có liên quan đến các thiệt hại về mặt vật chất đối với máy móc, các dây chuyền đồng bộ của xí nghiệp hay tổng thể xí nghiệp trong khi tiến hành lắp ráp.
Những hạng mục có thể được bảo hiểm cụ thể như sau:
– Công việc lắp đặt là hạng mục có thể được bảo hiểm.
– Các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công việc lắp đặt như giá đỡ, giàn giáo… là hạng mục có thể được bảo hiểm.
– Các phần việc xây dựng để phục vụ cho công tác lắp đặt nhà xưởng, bệ máy… là hạng mục có thể được bảo hiểm.
– Tài sản trên và xung quanh công trường thuộc quyền quản lí, kiểm tra, giám sát của người được bảo hiểm là hạng mục có thể được bảo hiểm.
– Trách nhiệm đối với người thứ ba là hạng mục có thể được bảo hiểm.
– Chi phí dọn dẹp sau tổn thất là hạng mục có thể được bảo hiểm.
Những rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt:
– Những rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng là rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt.
– Lỗi về lắp ráp phạm phải trong khi thi công là rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt.
– Các nguyên nhân từ bên ngoài như đồ vật nào đó rơi vào, đứt cáp, dây chuyền, hệ thống nâng, sập nhà hay va đụng,… là rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt.
– Các nguyên nhân nội tại ví dụ như hậu quả của việc thiếu linh kiện hoặc sự an toàn hay vụng về, lơ đãng của bên được bảo hiểm hoặc người thứ ba là rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt.
– Những hậu quả do nóng về cơ khí, bị rối loạn, có tiếng rít do thiếu dầu, mỡ, hậu quả do điện lưới, chấp điện, áp suất, phá hủy do lực li tâm là rủi ro được bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt.
Quy định về chi phí bảo hiểm lắp đặt thiết bị như thế nào?
Bảo hiểm lắp đặt được hiểu là bảo hiểm cho những tổn thất, thiệt hại do một sự cố bất ngờ gây ra hoặc phát sinh từ trách nhiệm của người chủ công trình trong quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị cho một công trình.
Người ta có thể sử dụng đơn bảo hiểm xây dựng, đơn bảo hiểm lắp đặt riêng cho một công trình. Nhưng cũng có thể chỉ dùng một đơn bảo hiểm cho cả xây dựng và lắp đặt trong một công trình dựa vào nội dung, tính chất công việc.
Cũng như trong bảo hiểm xây dựng, người được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm lắp đặt bao gồm chủ đầu tư, chủ thầu chính, các kĩ sư, cố vấn chuyên mon, nhà thầu phụ và các bên có liên quan tới công việc lắp đặt.
Đối tượng bảo hiểm lắp đặt thiết bị
Quy tắc bảo hiểm lắp đặt thiết bị này được áp dụng đối với những đối tượng bảo hiểm sau đây, với điều kiện là những đối tượng bảo hiểm đó được ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm/hợp đồng bảo hiểm
- Các máy móc, dây chuyền đồng bộ trong một nhà máy, xí nghiệp trong quá trình lắp ráp các máy móc, thiết bị đó;
- Phần công việc xây dựng phục vụ và/hoặc cấu thành một bộ phận của quá trình lắp ráp;
- Máy móc, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ quá trình lắp ráp;
- Tài sản sẵn có trên và trong phạm vi công trường và thuộc quyền sở hữu, quản lý, trông nom, kiểm soát của người được bảo hiểm;
- Trách nhiệm đối với người thứ ba.
Bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm lắp đặt thiết bị
Trong Quy tắc bảo hiểm lắp đặt thiết bị này, bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm được hiểu như sau:
- Bên mua bảo hiểm là chủ đầu tư (hoặc ban quản lý dự án). Trường hợp phí bảo hiểm đã được tính vào giá trúng thầu thì nhà thầu thực hiện việc mua bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm.
- Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự được bảo hiểm theo Bộ hợp đồng bảo hiểm.
Thời hạn bảo hiểm lắp đặt thiết bị và hiệu lực bảo hiểm
Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm theo Quy tắc bảo hiểm lắp đặt này bắt đầu từ lúc khởi công công trình hoặc từ khi các hạng mục được bảo hiểm có tên trong giấy chứng nhận bảo hiểm/Hợp đồng bảo hiểm lắp đặt được dỡ xuống công trường, Trong trường hợp giấy chứng nhận bảo hiểm/hợp đồng bảo hiểm lắp đặt được ký kết sau khi công trình đã khởi công thì hiệu lực hợp đồng được xác nhận trong /hợp đồng bảo hiểm.
Giấy chứng nhận bảo hiểm/Hợp đồng bảo hiểm lắp đặt sẽ tiếp tục có hiệu lực cho tới sau khi bàn giao công trình hoặc sau khi hoàn tất lần vận hành chạy thử có tải đầu tiên, tùy theo thời điểm nào xảy ra trước, nhưng sẽ không quá 4 tuần kể từ ngày bắt đầu chạy thử (trừ khi có thoả thuận khác bằng văn bản). Trong trường hợp một bộ phận của xưởng máy hay một số cỗ máy đã được chạy thử hoặc vận hành hay bàn giao thì trách nhiệm của PJICO đối với phần đó hoặc bộ phận máy móc đó sẽ chấm dứt, nhưng PJICO vẫn tiếp tục chịu trách nhiệm đối với các bộ phận còn lại.
Đối với các hạng mục cũ sử dụng lại, hiệu lực bảo hiểm sẽ chấm dứt ngay trước khi các hạng mục đó được chạy thử.
Tuy nhiên, GCNBH/Hợp đồng bảo hiểm lắp đặt chỉ thực sự có hiệu lực sau khi người được bảo hiểm đã trả phí bảo hiểm ghi trong GCNBH/Hợp đồng bảo hiểm trừ khi có thoả thuận khác bằng văn bản.
GCNBH/Hợp đồng bảo hiểm lắp đặt thiết bị sẽ chấm dứt hiệu lực vào ngày quy định trong hợp đồng. Mọi trường hợp kéo dài thời hạn bảo hiểm đều phải được PJICO đồng ý bằng văn bản.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Số tiền bảo hiểm cháy nổ tối thiểu năm 2022
- Hồ sơ mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc bao gồm?
- Cách tính phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định về chi phí bảo hiểm lắp đặt thiết bị năm 2023 như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về đăng ký làm lại giấy khai sinh online… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Thoả thuận bảo hiểm giữa bên mua bảo hiểm và Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) được thể hiện dưới hình thức Bộ hợp đồng bảo hiểm. Bộ hợp đồng bảo hiểm bao gồm Quy tắc bảo hiểm này, Giấy yêu cầu bảo hiểm, GCNBH/Hợp đồng bảo hiểm và các điều khoản sửa đổi, bổ sung GCNBH/Hợp đồng bảo hiểm (nếu có).
Khi có nhu cầu bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải gửi Giấy yêu cầu bảo hiểm cho PJICO. Giấy yêu cầu bảo hiểm là một bộ phận không tách rời của Bộ hợp đồng bảo hiểm.
Giấy chứng nhận bảo hiểm/Hợp đồng bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và là một bộ phận không tách rời của Bộ hợp đồng bảo hiểm.