Khi Nhà nước thu hồi đất, ngoài việc được bồi thường về đất thì người sử dụng đất còn được xem xét hỗ trợ tái định cư. Bồi thường tái định cư là một trong những vấn đề mà người dân quan tâm nhất khi Nhà nước thu hồi đất, đây là chính sách nhằm giúp người sử dụng đất ở ổn định về chỗ ở khi bị thu hồi. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn Quy định về cấp đất tái định cư khi thu hồi đất bạn nên biết. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Trường hợp Nhà nước thu hồi đất
Căn cứ Điều 61, 62, 64, 65 Luật Đất đai 2013, Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau:
– Thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh.
– Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
– Thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai.
– Thu hồi do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Bồi thường và tái định cư là hai chính sách khác nhau.
Bồi thường thu hồi đất
Bồi thường gồm:
– Bồi thường về đất: Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất sẽ được bồi thường về đất nếu đủ điều kiện theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013.
– Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có).
– Bồi thường thiệt hại về tài sản, về sản xuất, kinh doanh: Chỉ được bồi thường thiệt hại về tài sản (nhà ở, công trình, cây trồng,…) nếu đó là tài sản hợp pháp.
Tái định cư
Tái định cư gồm phương án bố trí chỗ ở (tái định cư tại chỗ hoặc tái định cư tại địa điểm khác – nơi được bồi thường bằng đất) và hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở.
Quy định về cấp đất tái định cư
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tại Điểm a Khoản 1 Điều 79 Luật Đất đai quy định bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở:
“Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường như sau:
Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền”.
Tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15.5.2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã quy định:
“Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc bồi thường về đất được thực hiện như sau:
Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của UBND cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư”.
Không phải trường hợp nào cũng được bồi thường bằng đất
Căn cứ Điều 79 Luật Đất đai 2013 và Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường như sau:
Trường hợp 1: Nếu thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của UBND cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư; trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền.
Trường hợp 2: Khi thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của UBND cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.
Phương án bồi thường tái định cư phải được công khai.
Phương án bồi thường, tái định cư phải được công khai là quy định bắt buộc khi thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Nội dung này được nêu rõ tại điểm a khoản 2 Điều 69 Luật Đất đai 2013 như sau:
“a) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.”.
Quy định về lập và thực hiện dự án tái định cư
Điều 85 Luật Đất đai 2013 quy định về lập và thực hiện dự án tái định cư như sau:
– UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất.
– Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền.
– Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư.
Nội dung này hướng dẫn rõ tại Điều 26 Nghị định 47/2014/NĐ-CP như sau:
– Dự án tái định cư được lập và phê duyệt độc lập với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng phải bảo đảm có đất ở, nhà ở tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.
– Việc lập dự án tái định cư, lựa chọn chủ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về phát triển và quản lý nhà ở tái định cư và phải bảo đảm các quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 69 Luật Đất đai 2013 như lấy kiến của người có đất thu hồi, niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư,…
– Khu tái định cư được lập cho một hoặc nhiều dự án; nhà ở, đất ở trong khu tái định cư được bố trí theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với các mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư.
– Đối với dự án khu tái định cư tập trung có phân kỳ xây dựng theo các dự án thành phần thì tiến độ thu hồi đất và hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư được thực hiện theo tiến độ của từng dự án thành phần nhưng các công trình cơ sở hạ tầng của từng dự án thành phần trong khu tái định cư phải bảo đảm kết nối theo đúng quy hoạch chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Khi nào được giảm mức hình phạt đã tuyên?
- Án tích có tự xóa sau khi chấp hành xong hình phạt không?
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Lỗi lấn làn đè vạch bị phạt bao nhiêu tiền năm 2022?
- Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy định về cấp đất tái định cư khi thu hồi đất bạn nên biết”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục công ty tạm ngưng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đây là quỹ đất được Nhà nước cấp để bồi thường cho những trường hợp bị thu hồi đất bất đắc dĩ, giúp người dân có nơi an cư mới, nhanh chóng ổn định cuộc sống. Người bị thu hồi đất cần thỏa mãn các điều kiện được quy định tại Điều 6 Nghị định 47/2014/NĐ-CP để được hưởng hỗ trợ. Về mặt pháp lý, đất khu tái định cư là đất thổ cư, chủ sở hữu có đầy đủ quyền sử dụng hợp pháp như mọi loại đất thông thường khác.
Khu tái định cư theo chính sách di chuyển dân vào vùng đô thị hóa
Khu tái định cư theo chính sách dịch chuyển dân cư nội và ngoại thành
Khu tái định cư tại chỗ
Khoản 2 điều 86 Luật đất đai 2013 đã quy định: Người có đất thu hồi sẽ được bố trí tái định cư tại chỗ nếu khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Ngoài ra, pháp luật còn nêu rõ ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có công với cách mạng”
Khu tái định cư tự phát: khu tái định cư không có trong quy hoạch của nhà nước.
Khu tái định cư tự giác: khu tái định cư mà người dân tự giác chấp hành kế hoạch tạo lập chỗ ở mới để thực hiện các dự án
Cưỡng bức tái định cư: hình thức chỗ ở bắt buộc cho người dân sở hữu phần đất bị giải tỏa nhưng không tự giác thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư của nhà nước
Kế hoạch thu hồi đất của Nhà nước cần được phê duyệt theo quyết định của UBND tỉnh và niêm yết tại UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi. Chính sách tái định cư có thể bao gồm đền bù tiền, nhà ở tái định cư hoặc đất tái định cư. Mức bồi thường và hỗ trợ này tùy thuộc từng khu vực.