Tại các cơ sở kinh doanh hay hộ kinh doanh hiện nay thường có nhu cầu treo biển quảng cáo để người tiêu dùng chú ý và biết đến cửa hàng, cơ sở kinh doanh của mình, đồng thời việc này còn giúp nhận biết được nơi đặt trụ sở và tên của cơ sở kinh doanh đó. Có rất nhiều hộ kinh doanh thắc mắc và không biết rằng có được treo biển hiệu quảng cáo tại trụ sở hay không? Và khi treo biển quảng cáo sai quy định sẽ bị xử phạt như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết “Quy định về biển hiệu của hộ kinh doanh năm 2023 như thế nào?” dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Hộ kinh doanh là gì?
Hiện nay không có quy định nào định nghĩa về hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”.
c
Hiện nay, theo quy định về doanh nghiệp nói chung và các quy định riêng về hộ kinh doanh không bắt buộc hộ kinh doanh phải treo biển tại trụ sở chính.
Cụ thể việc gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính chỉ bắt buộc đối với các loại hình doanh nghiệp (theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020). Đối với hộ kinh doanh, việc bắt buộc gắn tên hộ kinh doanh tại trụ sở chính không được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP (theo Điều 88).
Như vậy, hộ kinh doanh không bắt buộc phải treo biển tại trụ sở chính giống như doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nếu có nhu cầu muốn quảng cáo, hộ kinh doanh có thể treo biển hiệu theo quy định của pháp luật quảng cáo.
Quy định về biển hiệu của hộ kinh doanh năm 2023 như thế nào?
Theo quy định tại Điều 34 Luật quảng cáo 2012 quy định về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu về biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh như sau:
Về nội dung:
– Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có);
– Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Địa chỉ, điện thoại.
Về thể hiện chữ viết trên biển hiệu: phải tuân thủ quy định tại Điều 18 của Luật này như sau:
– Nội dung phải được thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp:
+ Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
+ Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.
Về kích thước biển hiệu:
– Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
– Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
Lưu ý: – Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
– Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
*Nếu Hộ gia đình chỉ là treo biển hiệu cho cơ sở kinh doanh của mình thì sẽ không phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chỉ cần biển hiệu của bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện như quy định ở trên.
*Nếu bảng quảng cáo của Hộ gia đình có diện tích một mặt trên 20m2 kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào tường nhà, thì phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương (theo trình tự thủ tục tại Điều 31 Luật quảng cáo 2012).
Về cách đặt biển hiệu: được hướng dẫn chi tiết tại Khoản 2 Điều 2 Chương 2 của Thông tư 04/2018/TT-BXD ngày 20/05/2018 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt phương tiện quảng cáo ngoài trời như sau:
Vị trí, địa điểm, khu vực xây dựng, lắp đặt và công tác quản lý các phương tiện quảng cáo ngoài trời phải tuân theo các yêu cầu sau:
– Đảm bảo mỹ quan đô thị;
– Đảm bảo tầm nhìn giao thông, không ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và không che khuất tầm nhìn biển báo giao thông;
– Đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy, yêu cầu thoát nạn, yêu cầu cứu hộ cứu nạn, kết cấu xây dựng, trật tự an toàn xã hội;
– Đảm bảo các hoạt động sản xuất, sinh hoạt bình thường của người dân và an toàn sinh mạng.
CHÚ THÍCH: Phạm vi không được phép xây dựng, lắp đặt phương tiện quảng cáo đối với cầu, hầm đường bộ xem Phụ lục A của thông tư này.
Vị trí treo đối với biển hiệu: treo/gắn/ốp sát cổng hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân.
Trường hợp biển hiệu treo ngang cổng hoặc lối vào phải đảm bảo khoảng cách thông thủy từ mép dưới biển xuống điểm cao nhất của mặt lối đi không nhỏ hơn 4,25 m.
Các mức xử phạt treo biển quảng cáo sai quy định năm 2023
Quy định xử phạt chi tiết và cụ thể với các loại biển quảng cáo sau quy định được nêu rõ trong Điều 60 Nghị định 158/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP). Các trường hợp và mức xử phạt cụ thể là:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, dựng, đặt, gắn mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn không đúng vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
b) Không ghi rõ tên, địa chỉ của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 68 Nghị định này;
c) Thông báo không đúng về nội dung quảng cáo trên mỗi bảng, mỗi băng-rôn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo;
d) Quảng cáo trên bảng, băng-rôn mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo chấp thuận sau khi thông báo nội dung quảng cáo.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo vượt diện tích quy định của bảng quảng cáo, băng-rôn tại vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
b) Không tự tháo dỡ bảng quảng cáo, băng-rôn đã hết hạn ghi trong thông báo.
c) Không thông báo về nội dung quảng cáo trên mỗi bảng, mỗi băng-rôn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đặt biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không đúng vị trí quy định trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính trị – xã hội;
b) Thể hiện lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa vượt quá diện tích theo quy định trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính trị – xã hội;
c) Quảng cáo trên bảng, băng-rôn không tuân theo quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; che khuất đèn tín hiệu giao thông; chăng ngang qua đường giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng;
d) Sửa đổi làm sai lệch nội dung quảng cáo đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng, băng-rôn.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sử dụng âm thanh trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình có sẵn mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này;
c) Buộc tháo dỡ công trình đối với hành vi quy định tại Khoản 5 và Khoản 7 Điều này.
Các doanh nghiệp đã và đang quan tâm, có ý định sử dụng biển quảng cáo để quảng bá thương hiệu, sản phẩm cần tuân thủ đúng theo quy định đã được Nhà nước đề ra. Mọi trường hợp treo biển quảng cáo sai quy định đều sẽ bị xử lý nghiêm ngặt, đảm bảo cho mỹ quan và an toàn của mỗi địa phương, thành phố.
Mời bạn xem thêm
- Mức đóng bảo hiểm xã hội để hưởng thai sản năm 2023
- Đóng bao nhiêu tháng thì được hưởng thai sản năm 2023?
- Giấy khai sinh có ghi thông tin người đỡ đầu không năm 2023?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định về biển hiệu của hộ kinh doanh chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật kinh doanh Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Quy định về biển hiệu của hộ kinh doanh năm 2023 như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về sang tên sổ đỏ mất bao nhiêu tiền vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Được quy định chi tiết tại Mục 2 Khoản 2 Điều 2 Chương 2 của thông tư 19/2013-TT-BXD ngày 31/10/2013 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện quảng cáo ngoài trời như sau:
– Bảng quảng cáo treo, gắn, ốp vào mặt tường bên công trình,nhà ở phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Chiều cao tối đa 5 m, chiều dài không vượt quá giới hạn mặt tường tại vị trí đặt bảng. Số lượng không quá 2 bảng.
Đối với công trình, nhà ở 4 tầng trở xuống, chiều cao của bảng quảng cáo ốp vào mặt tường bên không được nhô lên quá sàn mái 1,5 m;
Đối với công trình nhà ở 5 tầng trở lên toàn bộ diện tích mặt bảng quảng cáo phải gắn, ốp vào mặt tường bên.
Biển quảng cáo có tên tiếng Anh là “Signboard”. Nó là một loại bảng đồ họa gồm nhiều quy cách, chất liệu đa dạng. Thực hiện với mục đích hiển thị thông tin cho một nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu.
Căn cứ Điều 33 Luật Quảng cáo 2012 quy định về quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự như sau:
– Quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự tại địa điểm cố định phải tuân thủ quy định sau:
+ Quảng cáo không được vượt quá độ ồn cho phép theo quy định của pháp luật về môi trường;
+ Không được quảng cáo tại trụ sở cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học, bệnh viện;
+ Không được quảng cáo trên hệ thống truyền thanh phục vụ nhiệm vụ chính trị của xã, phường, thị trấn.
– Không được quảng cáo bằng loa phóng thanh gắn với phương tiện giao thông và các phương tiện di động khác tại nội thành, nội thị của thành phố, thị xã.