Xin chào Luật sư X. Tên tôi là Hoàng Nam, hiện đang sinh sống và làm việc tại Đồng Tháp. Tôi vừa mới tham gia bảo hiểm thất nghiệp nên có rất nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề này, tôi được biết rằng bảo hiểm thất nghiệp có quy định về lịch chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp. Vậy nếu chuyển tiền quá thời hạn được quy định thì là chuyển tiền trễ đúng không? Rất mong Luật sư cung cấp thông tin về quy định về bảo hiểm thất nghiệp chuyển tiền trễ như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Quy định về bảo hiểm thất nghiệp chuyển tiền trễ như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật việc làm 2013
- Nghị định 28/2015/NĐ-CP
- Nghị định 61/2020/NĐ-CP
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Theo khoản 4 Điều 3 Luật việc làm 2013, bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp là gì?
Tại Điều 49 Luật Việc làm quy định về điều kiện hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp đối với người tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm:
“1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết”.
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức BHXH xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:
– Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp BHXH;
– Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.
Lịch chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp
Theo điều 18 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP:
Tính từ khi người lao động nộp đầy đủ hồ sơ; và hợp lệ lên trung tâm dịch vụ việc làm cho đến khi được nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp ở tháng đầu tiên tối đa là 25 ngày làm việc; trong đó không tính ngày nghỉ hàng tuần; nghĩ lễ và nghỉ Tết.
Đối với các tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được chi trả tính từ ngày thứ 7 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp; trong vòng 5 ngày làm việc sẽ nhận được tiền chi trả; (nếu tháng hưởng trợ cấp này người lao động không nhận được quyết định chấm dứt; hoặc tạm ngửng hưởng bảo hiểm thất nghiệp).
Trong trường hợp ngày thứ 7 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà trùng vào ngày nghỉ; thì người lao động sẽ được tính thời hạn chi trả vào ngày làm việc tiếp đó.
Ví dụ: Chị Liên nộp hồ sơ tới trung tâm dịch vụ việc làm ngày 10/1/2022; trong thời hạn là 20 ngày làm việc tức là muộn nhất là 4/2/2021; Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu chị Liên đủ điều kiện hưởng. Ngày bắt đầu tính hưởng trợ cấp thất nghiệp của chị Liên tính từ ngày làm việc thứ 16 tính từ khi nộp đủ hồ sơ tới trung tâm dịch vụ việc làm; tức là ngày 31/1/2022.
Ngày chi trả hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp là trong vòng 5 ngày làm việc tính từ khi nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; tức là từ ngày 4/2/2022 đến chậm nhất ngày 10/2/2022; chị Liên sẽ nhận được tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng đầu tiên.
Ngày chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng thứ 2 là từ 7/3 đến 12/3/2021
Ngày chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng thứ 3 là từ 7/4 đến 13/4/2021.
Quy định về bảo hiểm thất nghiệp chuyển tiền trễ
Từ quy định giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp ở trên, có thể thấy ngày chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
- Tính từ khi người lao động nộp đầy đủ hồ sơ và hợp lệ lên trung tâm dịch vụ việc làm cho đến khi được nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp ở tháng đầu tiên tối đa là 25 ngày làm việc; trong đó không tính ngày nghỉ hàng tuần; nghĩ lễ và nghỉ Tết.
- Đối với các tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được chi trả tính từ ngày thứ 7 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp; trong vòng 5 ngày làm việc sẽ nhận được tiền chi trả; (nếu tháng hưởng trợ cấp này người lao động không nhận được quyết định chấm dứt; hoặc tạm ngửng hưởng bảo hiểm thất nghiệp).
- Trong trường hợp ngày thứ 7 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà trùng vào ngày nghỉ; thì người lao động sẽ được tính thời hạn chi trả vào ngày làm việc tiếp đó.
Như vậy, sau những ngày này mới chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp thì chính là chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp trễ.
Các hình thức nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp
Theo đó, hiện nay có 3 hình thức nhận tiền; dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới mọi người cụ thể về hình thức nhận tiền trợ cấp thất nghiệp; và các ưu nhược điểm thực trạng xảy ra hiện nay.
+ Nhận tiền qua trung tâm dịch vụ việc làm. Khi người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp ở tại trung tâm dịch vụ việc làm nào; thì người lao động sẽ đến trực tiếp tại địa điểm đó để lãnh bảo hiểm thất nghiệp.
+ Nhận tiền qua dịch vụ bưu điện Việt Nam (vnpost):
+ Nhận tiền thông qua ngân hàng/thẻ ATM. Việc triển khai việc nhận tiền chi trả thất nghiệp thông qua hình thức này; đã giúp nhiều người lao động tiết kiệm được thời gian đi lại, tiền bạc, công sức của chính họ.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về bảo hiểm thất nghiệp chuyển tiền trễ như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về ly hôn nhanh nhất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Sang tên sổ đỏ có cần ký giáp ranh không theo quy định 2023?
- Cung cấp thông tin biện pháp bảo đảm theo quy định?
- Chấm dứt biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật có quy định về chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân của người lao động. Bên cạnh đó, mẫu số 3 đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được ban hành; kèm Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH; ngay sau thông tin về dân tộc và tôn giáo có phần nội dung; mà người yêu cầu hưởng trợ cấp cần điền đó là số tài khoản ngân hàng (nếu có) và tên ngân hàng.
Như vậy thì dựa vào thông tin đó; người đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp mà khi viết đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nộp lên trung tâm dịch vụ việc làm; mà có ghi đầy đủ thông tin về số tài khoản thì sẽ được nhận tiền chi trả qua ATM.
Theo Điều 43 Luật việc làm 2013, đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp là:
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Việc làm 2013 quy định về việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:
– Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.
– Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 57 của Luật này và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
– Căn cứ vào tình hình kết dư của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Nhà nước chuyển kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước vào Quỹ theo mức do Chính phủ quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này.