Xin chào Luật sư, Tôi và những người dân ở toà chung cư hiện tại đang sinh sống rất búc xúc về vấn đề bảo hành công trình xây dựng. Năm 2020 thì nhà tôi có tích cóp được một khoản tiền để mua một căn chung cư lúc đó đang vừa xây dựng xong. Thời gian đầu thì cơ sở vật chất không có vấn đề gì nhưng hiện tại thì cơ sở vật chất xuống cấp rất nhiều chúng tôi có yêu cầu ban quản lý toà nhà thực hiện bảo hành nhưng ban quản lý cứ lờ đi và xem như không biết. Đặc biệt là thang máy của toà nhà đã hỏng được nửa tháng nhưng không được sửa chữa. Mong Luật sư cung cấp cho chúng tôi những quy định về bảo hành công trình xây dựng.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, vấn đề này Luật sư X sẽ giải đáp qua bài viết “Quy định về bảo hành công trình xây dựng” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Bảo hành công trình xây dựng là gì?
Bảo hành là việc sửa chữa, kiểm tra một thiết bị nào đó. Việc bảo hành thường được biết đến đối với những thiết bị gia dụng trong gia đình hoặc các đồ điện tử. Đối với những công trình xây dựng thì cũng có những quy định nhất định về việc bảo hành. Nếu không được bảo hành và kiểm tra định kỳ thì các thiết bị trong công trình xây dựng có thể sẽ chịu những sự hỏng hóc và gây ảnh hưởng nhiều đối với người sở hữu nhà ở và những công trình xây dựng này. Vậy việc bảo hành công trình xây dựng là việc chủ đầu tư thực hiện kiểm tra và sửa chữa những trang thiết bị, khu vực sinh hoạt chung của những công trình xây dựng. Quy định cụ thể về bảo hành công trình xây dựng như sau:
Căn cứ khoản 17 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về bảo hành công trình xây dựng như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
…
- Bảo hành công trình xây dựng là sự cam kết của nhà thầu về trách nhiệm khắc phục, sửa chữa trong một thời gian nhất định các hư hỏng, khiếm khuyết có thể xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng công trình xây dựng.”
Quy định về bảo hành công trình xây dựng
Theo sự chia sẻ của bạn thì hiện nay bạn và những cư dân sống tại chung cư đó không tìm được tiếng nói chung với chủ đầu tư về vấn đề bảo hành công trình xây dựng. Vấn đề này hiện nay pháp luật cũng có những quy định cụ thể nhưng vẫn dựa trên thoả thuận của các bên. Đầu tiên bạn và những cư dân sống cùng nên xem lại trong hợp đồng mua nhà ngay từ ban đầu xem có những quy định cụ thể về vấn đề bảo hành sau thời gian sử dụng không. Một căn cứ khác giúp bạn có thể yêu cầu ban quản lý phải thực hiện bảo hành đó là xem trong các khoản tiền đóng hàng tháng có tiền bảo hành công trình xây dựng không và nếu thời gian xây dựng công trình chưa lâu thì các bạn cũng có thể họp bàn với chủ đầu tư yêu cầu bảo hành công trình xây dựng cho bạn.
Căn cứ Điều 28 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng như sau;
– Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc bảo hành đối với phần công việc do mình thực hiện.
– Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu tham gia xây dựng công trình về quyền và trách nhiệm của các bên trong bảo hành công trình xây dựng; thời hạn bảo hành công trình xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ; biện pháp, hình thức bảo hành; giá trị bảo hành; việc lưu giữ, sử dụng, hoàn trả tiền bảo hành, tài sản bảo đảm, bảo lãnh bảo hành hoặc các hình thức bảo lãnh khác có giá trị tương đương. Các nhà thầu nêu trên chỉ được hoàn trả tiền bảo hành, tài sản bảo đảm, bảo lãnh bảo hành hoặc các hình thức bảo lãnh khác sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành. Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì hình thức bảo hành được quy định bằng tiền hoặc thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng; thời hạn và giá trị bảo hành được quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này.
– Tùy theo điều kiện cụ thể của công trình, chủ đầu tư có thể thỏa thuận với nhà thầu về thời hạn bảo hành riêng cho một hoặc một số hạng mục công trình hoặc gói thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị ngoài thời gian bảo hành chung cho công trình theo quy định tại khoản 5 Điều này.
– Đối với các hạng mục công trình trong quá trình thi công có khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố đã được nhà thầu sửa chữa, khắc phục thì thời hạn bảo hành của các hạng mục công trình này có thể kéo dài hơn trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu thi công xây dựng trước khi được nghiệm thu.
– Thời hạn bảo hành đối với hạng mục công trình, công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp được tính kể từ khi được chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định và được quy định như sau:
+ Không ít hơn 24 tháng đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
+ Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình cấp còn lại sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
+ Thời hạn bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng.
– Thời hạn bảo hành đối với các thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được xác định theo hợp đồng xây dựng nhưng không ngắn hơn thời gian bảo hành theo quy định của nhà sản xuất và được tính kể từ khi nghiệm thu hoàn thành công tác lắp đặt, vận hành thiết bị.
– Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức tiền bảo hành tối thiểu được quy định như sau:
+ 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I;
+ 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại;
+ Mức tiền bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo các mức tối thiểu quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng.
Mức tiền bảo hành công trình xây dựng trong hợp đồng là bao nhiêu?
Mức tiền bảo hành công trình cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Việc bảo hành công trình xây dựng về cơ bản là trách nhiệm của chủ đầu tư nhưng đối với những công trình xây dựng lâu năm thì việc hỏng hóc thường xuất phát từ việc sử dụng quá nhiều nên hàng năm chủ đầu tư ở nhiều công trình sẽ thường yêu cầu người sử dụng đóng một khoản tiền gọi là tiền bảo hành công trình xây dựng. Mức tiền quy định về vấn đề này thường là từ 3-5% tuỳ vào từng công trình xây dựng. Nếu là công trình xây dựng cơ bản thì mức xây dựng sẽ là 3% còn nếu là những công trình đặc biệt thì mức sẽ là 5. Để tìm hiểu kỹ vấn đề này mời bạn tham khảo thêm thông tin dưới đây.
Như trên đã đề cập về yêu cầu bảo hành công trình xây dựng, đối với công trình sử dụng vốn nhà nước, mức tiền bảo hành tối thiểu là 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I; 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp còn lại; mức tiền bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo các mức tối thiểu nêu trên để áp dụng.
Như vậy, khi tiến hành ký kết hợp đồng xây dựng bạn cần lưu ý các yêu cầu về bảo hành công trình xây dựng như trên đã đề cập tại Điều 28 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, trong đó mức tiền bảo lãnh tối thiểu thấp nhất sẽ thuộc về công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I với mức 3% giá trị hợp đồng.
Mời bạn xem thêm
- Quy trình thực hiện thủ tục đề nghị chấp thuận độ cao công trình
- Trả lại tiền đặt cọc cho khách hàng trong trường hợp nào?
- Làm pháp chế doanh nghiệp lương bao nhiêu?
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định về bảo hành công trình xây dựng chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật xây dựng Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Quy định về bảo hành công trình xây dựng” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về đất trồng cây lâu năm chuyển sang đất thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
– Trong thời gian bảo hành công trình xây dựng, khi phát hiện hư hỏng, khiếm khuyết của công trình thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thông báo cho chủ đầu tư để yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành.
– Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị thực hiện bảo hành phần công việc do mình thực hiện sau khi nhận được thông báo yêu cầu bảo hành của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đối với các hư hỏng phát sinh trong thời gian bảo hành và phải chịu mọi chi phí liên quan đến thực hiện bảo hành.
– Nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị có quyền từ chối bảo hành trong các trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bất khả kháng được quy định trong hợp đồng xây dựng.
Trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh do lỗi của nhà thầu mà nhà thầu không thực hiện bảo hành thì chủ đầu tư có quyền sử dụng tiền bảo hành để thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện bảo hành.
Việc bảo hành công trình là sự cam kết của nhà thầu, tuy nhiên phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại Điều 28 Nghị định 06/2021. Cụ thể:
– Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp thiết bị phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về việc bảo hành với phần việc do mình thực hiện.
– Chủ đầu tư phải thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu tham gia về:
+ Quyền và trách nhiệm của các bên trong bảo hành công trình xây dựng
+ Thời hạn bảo hành công trình xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ
+ Biện pháp, hình thức, giá trị bảo hành…
Các nhà thầu chỉ được hoàn trả tiền bảo hành, tài sản bảo đảm, bảo lãnh bảo hành…khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm bảo hành.
Riêng với công trình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì hình thức bảo hành được quy định bằng tiền hoặc thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng.
Ngoài ra, nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị có quyền từ chối bảo hành nếu trường hợp hư hỏng, khiếm khuyết phát sinh không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hoặc do nguyên nhân bất khả kháng được quy định trong hợp đồng xây dựng.
Khoản 3 Điều 28 Nghị định 06/2021 có quy định:
Chủ đầu tư có thể thỏa thuận với nhà thầu về thời hạn bảo hành riêng các hạng mục công trình hoặc gói thầu thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị ngoài thời gian bảo hành chung tùy theo điều kiện cụ thể của công trình.
Các hạng mục công trình có thể kéo dài thời hạn bảo hành trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu thi công xây dựng trước khi được nghiệm thu nếu trong quá trình thi công các hạng mục này có khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố đã được nhà thầu sửa chữa, khắc phục
Thời hạn bảo hành các hạng mục công trình, công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp được tính từ khi chủ đầu tư nghiệm thu, quy định như sau:
a) Không ít hơn 24 tháng đối với công trình cấp đặc biệt và cấp I sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
b) Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình cấp còn lại sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
c) Thời hạn bảo hành đối với công trình sử dụng vốn khác có thể tham khảo quy định tại điểm a, điểm b khoản này để áp dụng.
Đối với các thiết bị công trình, thiết bị công nghệ thời hạn bảo hành được xác định theo hợp đồng xây dựng nhưng không ngắn hơn thời gian quy định của nhà sản xuất và được tính từ khi nghiệm thu hoàn thành lắp đặt, vận hành.