Thực tế hiện nay cho thấy, để thay thế thế co nhiệt điện và thuỷ điện đang dần khan hiếm. Chúng ta đã chuyển nhiều sao sử dụng nguồn năng lượng mặt trời. Số gia đình, công ty, doanh nghiệp sử dụng điện năng lượng mặt trời ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm bắt rõ quy định về bán điện năng lượng mặt trời. Việc nắm bắt rõ sẽ giúp cho người mua đảm bảo quyền lợi và người bán làm đúng nghĩa vụ của mình.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn quy định về bán điện năng lượng mặt trời. Mời bạn đọc quan tâm theo dõi.
Căn cứ pháp lý
Quyết định 2023/QĐ-BCT năm 2019 về phê duyệt Chương trình Thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam giai đoạn 2019-2025 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Quyết định 13/2020/QĐ-TTg 2020 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời
Quy định về bán điện năng lượng mặt trời
Điện từ năng lượng mặt trời được đánh giá là nguồn năng lượng sạch, chúng không chỉ giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí hóa đơn tiền điện hàng tháng mà còn góp phần vào bảo vệ môi trường. Thậm chí, khi không sử dụng hết, chủ đầu tư có thể bán sản lượng điện dư cho tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Cụ thể, vào ngày 11/4/2017, Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương khuyến khích người dân tiến hành lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời ở trên mái nhà để sử dụng và bán lại nếu có điện dư cho ngành điện lực. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành quyết định số 11/2017/QĐ-TT ngày 8/1/2019 và ban hành QĐ số 02/2019/QĐ-TT.
Đến ngày 6/4/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành QĐ số 11/2017/QĐ-TT hết hiệu lực bắt đầu từ ngày 30/6/2019. Để có thể thực hiện thủ tục bán điện năng lượng mặt trời cho ngành Điện lực Việt Nam, chủ đầu tư cần đảm bảo các yếu tố về chất lượng và công suất của hệ thống điện năng lượng mặt trời. Tất cả sẽ tuân theo đúng yêu cầu của bên điện lực và có bản hợp đồng mua bán điện năng lượng mặt trời cụ thể.
Hiện nay, việc đầu tư điện mặt trời đang là hoạt động được khuyến khích.phát triển, đặc biệt là sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg.và Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg (“Quyết định 13”).với các cơ chế để khuyến khích phát triển điện mặt trời. Trong đó, việc đầu tư điện mặt
trời mái nhà được.đặc biệt khuyến khích do tận dụng được không gian mái nhà.không sử dụng, không làm tốn tài nguyên mặt đất, bằng việc.áp dụng giá thu mua điện cao hơn.và đơn
giản hóa thủ tục, giấy phép liên quan.
Bảng giá mua bán điện năng lượng mặt trời
Thông cáo số 112/EVN-KD+TCKT về giá mua bán điện năng lượng mặt trời mái nhà năm 2021, tập đoàn Điện lực Việt Nam đã công bố giá mua điện năng lượng mặt trời cho các công trình được thực hiện vào trước ngày 31/12/2020 như sau:
- Các dự án điện năng lượng mặt trời mái nhà sẽ có ngày vận hành thương mại là 1/6/2017 đến hết ngày 30/6/2019. Giá mua điện năng lượng mặt trời của tập đoàn Điện lwucj Việt Nam trong năm 2021 là 2.162 đồng/kWh. Mức giá này chưa tính thuế giá trị gia tăng.
- Các dự án điện năng lượng mặt trời mái nhà sẽ có ngày vận hành thương mại là 1/6/2017 đến hết ngày 31/12/2020. Giá mua điện năng lượng mặt trời của tập đoàn Điện lực Việt Nam trong năm 2021 là 1.938 đồng/kWh. Mức giá này chưa tính thuế giá trị gia tăng.
- Đối với chủ đầu tư dự án có ý định lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trong năm 2021, giá bán sẽ được quy định cụ thể như sâu:
- Nếu công suất điện mặt trời mái nhà dưới 20 kwp, giá mua sẽ là 1582,16 đồng/kwh.
- Nếu công suất điện mặt trời mái nhà từ 20 đến 100 kwwp, giá mua sẽ là 1468,82 đồng/kwh.
- Nếu công suất điện mặt trời mái nhà từ 100 đến 1250 kwwp, giá mua sẽ là 1362,41 đồng/kwh.
Về ngành nghề đăng ký kinh doanh để đầu tư điện mặt trời mái nhà
Theo quy định của pháp luật Việt Nam về việc đăng ký.ngành nghề kinh doanh, đối với các
doanh nghiệp có đầu tư.điện mặt trời mái nhà để bán điện cho EVN, hoặc.bán điện cho tổ
chức cá nhân khác, thì doanh nghiệp.đó thuộc trường hợp cần bổ sung ngành nghề sản xuất
điện (mã ngành 3511).và/hoặc ngành nghề truyền tải.và phân phối điện (mã ngành 3512).
Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh điện mặt trời mái nhà.mà không thông báo thay
đổi ngành nghề kinh doanh.phù hợp thì có thể bị phạt vi phạm hành chính do chậm thông
báo.thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau:
Bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.đối với hành vi thông báo
thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày
Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Một số thông tin liên quan đến quy định giá bán điện năng lượng mặt trời
Theo quyết định số 13/2020/QĐ-TTg, bộ Công Thương có nêu rõ về đo đếm và ghi nhận sản lượng điện, thanh toán đối với hệ thống điện mặt trời áp mái. Quá trình này có sự tham gia của đơn vị phân phối, bán lẻ điện không thuộc tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Bên cạnh đó, quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng giao tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm hạch toán chi phí mua điện từ dự án điện mặt trời đầy đủ với các đơn vị thành viên. Đồng thời, đưa các thông số đầu vào tại phương án giá điện bán lẻ và bán buôn hàng năm của tập đoàn. Bên cạnh đó, EVN có trách nhiệm nghiên cứu đầu tư các giải pháp lưu trữ điện năng lượng mặt trời cho hệ thống. Đảm bảo hệ thống được vận hành ổn định khi tích hợp nguồn năng lượng tái tạo này.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần phải rà soát tiến độ dự án lưới điện. Từ đó, đảm bảo giải tỏa công suất dự điện năng lượng mặt trời nối lưới và điện mặt trời mái nhà mà không gây quá tải đối với hệ thống điện lưới Quốc gia.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Quy định về bán điện năng lượng mặt trời ?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch của chúng tôi; xác nhận tình trạng hôn nhân, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục đăng ký kinh doanh bán điện năng lượng mặt trời
- Ngăn nhân viên nghỉ việc mang theo bí mật kinh doanh bằng cách nào?
Câu hỏi thường gặp
Đối với dự án điện mặt trời nối lưới, giá của dự án điện mặt trời được quy định chi tiết như sau:
+ Theo quy định tại Khoản 1, Điều 12, Quyết định số 11.
+ Các dự án điện mặt trời được áp dụng giá bán điện theo quy định tại Khoản 1 Điều này sẽ không được áp dụng cơ chế hỗ trợ giá cho sản lượng điện của dự án theo các quy định hiện hành khác.
+ Chi phí mua điện từ các dự án điện mặt trời tại Khoản 1 Điều 12
Còn đối với dự án điện mặt trời mái nhà, giá mua bán điện được quy định như sau:
+ Các dự án điện mặt trời trên mái nhà được thực hiện cơ chế bù trừ điện năng sử dụng hệ thống công tơ đo đếm hai chiều.
+ Trong một chu kỳ thanh toán, lượng điện phát ra từ hệ thống điện mặt trời áp mái lớn hơn lượng điện tiêu thụ sẽ được chuyển sang chu kỳ thanh toán kế tiếp.
+ Khi kết thúc 01 năm hoặc kết thúc hợp đồng mua bán điện, lượng điện phát dư sẽ được bán cho bên mua điện với giá bán điện theo quy định tại Khoản 2 Điều 12.
+ Giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), tương đương với 9,35 Uscents/kWh.
+ Giá điện cho năm tiếp theo sẽ được điều chỉnh theo tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với đồng đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
+ Quy định về thuế, phí của các dự án điện năng lượng mặt trời áp mái theo cơ chế bù trừ điện năng được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
+ Chi phí mua điện từ các dự án điện mặt trời được tính toán đầy đủ trong thông số đầu vào của phương án giá bán điện hàng năm của EVN.
Xác định dự án điện mặt trời mái nhà
Dự án điện mặt trời mái nhà là dự án điện mặt trời được lắp đặt trên mái nhà, chủ đầu tư là các cá nhân hoặc tổ chức có đấu nối và bán điện lên lưới điện của EVN.
Cơ chế mua bán điện và giá mua điện của dự án điện mặt trời mái nhà
+ Các dự án điện mặt trời mái nhà được thực hiện cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt của công tơ điện đo đếm hai chiều.
+ Giá mua điện
Phân cấp ký kết và thực hiện Hợp đồng mua điện từ các dự án điện mặt trời mái nhà
Theo Quyết định số 67/QĐ-EVN ngày 28/02/2018 của Hội đồng thành viên EVN
Trình tự, thủ tục đấu nối và mua điện từ các dự án điện mặt trời mái nhà
+ Chủ đầu tư đăng kí lắp đặt điện mặt trời mái nhà qua Trung tâm CSKH bằng các hình thức nào
+ Công ty Điện lực/Điện lực tiến hành khảo sát và thỏa thuận đấu nối
+ Chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị bán điện từ dự án điện mặt trời mái nhà trước 03 ngày so với ngày dự kiến hoàn thành lắp đặt dự án.
Kiểm tra các thông số kỹ thuật và lắp đặt công tơ đo đếm 2 chiều cho dự án điện mặt trời mái nhà
+ Đối với chủ đầu tư chưa có hợp đồng mua điện tại địa điểm lắp đặt, Công ty Điện lực/Điện lực thực hiện lắp đặt công tơ đo đếm 02 chiều và ký hợp đồng mua điện từ dự án.
+ Đối với chủ đầu tư đã có hợp đồng mua điện tại địa điểm lắp đặt, Công ty Điện lực/Điện lực tiến hành thay thế công tơ đo đếm 01 chiều bằng công tơ đo đếm 02 chiều, sau đó kí hợp đồng mua điện từ dự án.
Thanh toán và hình thức thanh toán tiền điện
Tiền điện thanh toán bằng đồng Việt Nam được xác định cho từng năm thông qua hình thức chuyển khoản. Phí chuyển khoản do chủ đầu tư chịu.
Ghi nhận sản lượng và hạch toán chi phí mua điện