Khi khởi kiện một vụ án hành chính thì đương sự có nghĩa vụ nộp án phí. Vậy cách tính án phí như thế nào? Ai có nghĩa vụ nộp án phí? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc quy định của pháp luật về án phí trong vụ án hành chính sơ thẩm.
Cơ sở pháp lý
- Nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014
Nội dung tư vấn
Án phí là gì?
Án phí là khoản chi phí về xét xử một vụ án mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Theo quy định tại Điều 30 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014 quy định như sau:
Điều 30. Các loại án phí trong vụ án hành chính
1. Án phí hành chính sơ thẩm.
2. Án phí hành chính phúc thẩm.
3. Án phí dân sự sơ thẩm đối với trường hợp có giải quyết về bồi thường thiệt hại, bao gồm án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch và án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch.
4. Án phí dân sự phúc thẩm đối với trường hợp có kháng cáo về phần bồi thường thiệt hại.
Như vậy, án phí trong vụ án hành chính bao gồm: Án phí hành chính sơ thẩm; Án phí hành chính phúc thẩm; Án phí dân sự sơ thẩm (đối với trường hợp có giải quyết về bồi thường thiệt hại; bao gồm án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch và án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch); Án phí dân sự phúc thẩm đối với trường hợp có kháng cáo về phần bồi thường thiệt hại.
Căn cứ Điều 9 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014; quy định nghĩa vụ nộp tiền án phí; theo đó quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nộp tiền án phí. Trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn nộp tiền tạm án phí theo quy định của Nghị quyết này.
Nghĩa vụ chịu án phí trong vụ án hành chính sơ thẩm
Căn cứ Điều 32 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014 quy định
+ Đương sự phải chịu án phí hành chính sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn nộp tiền án phí hoặc không phải chịu án phí hành chính sơ thẩm.
+ Người có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; người lập danh sách cử tri khi bầu cử bị khiếu kiện phải chịu, án phí hành chính sơ thẩm trong trường hợp Tòa án tuyên chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện.
+ Trường hợp người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.
+ Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành đối thoại nếu các bên đương sự đối thoại thành về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí hành chính sơ thẩm.
+ Trong vụ án có đương sự được miễn nộp tiền án phí sơ thẩm; thì đương sự khác vẫn phải nộp tiền án phí sơ thẩm mà mình phải chịu.
+ Ngoài ra, người có yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản theo quy định của pháp luật thì phải chịu án phí nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án hành chính; được thực hiện theo quy định về án phí dân sự sơ thẩm.
Mức nộp án phí trong vụ án hành chính sơ thẩm
Căn cứ Danh mục án phí ban hành kèm nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014 quy định mức án phí như sau:
- Án phí hành chính sơ thẩm là 300.000 đồng
- Án phí dân sự sơ thẩm (trong trường hợp có yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản).
Mức án phí dân sự sơ thẩm tính như sau:
Đối với tranh chấp về dân sự không có giá ngạch: án phí = 300.000 đồng
Đối với tranh chấp về dân sự có giá ngạch:
+ Từ 6.000.000 đồng trở xuống:
Án phí = 300.000 đồng
+ Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng:
Án phí = 5% giá trị tài sản có tranh chấp
+ Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng:
Án phí = 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
+ Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng:
Án phí = 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
+ Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng:
Án phí = 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
+ Từ trên 4.000.000.000 đồng:
Án phí = 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
Thời hạn nộp tiền án phí trong vụ án hành chính sơ thẩm
Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 17 nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014 quy định:
5. Thời hạn nộp tiền án phí, lệ phí Tòa án:
a) Người có nghĩa vụ nộp tiền án phí, lệ phí Tòa án phải nộp tiền án phí, lệ phí Tòa án khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
Như vậy, người có nghĩa vụ nộp tiền án phí phải nộp tiền án phí khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Những trường hợp miễn giảm án phí theo quy định của pháp luật
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 46 nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014; quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền về án phí khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, khi Tòa án tính sai án phí; trong vòng 03 ngày làm việc kể từ này nhận được thông báo của Tòa; thì người có quyền lợi liên quan có thể khiếu nại, yêu cầu tính lại án phí.
Căn cứ khoản 3 Điều 46 nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014; quy định Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm phải xem xét giải quyết khiếu nại trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.
Căn cứ khoản 1 Điều 31 nghị quyết 326/2016/UBTVQH2014; quy định người khởi kiện vụ án hành chính; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án hành chính; phải nộp tiền tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm. Trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí; hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật.