Ngoài việc lao động để kiếm thu nhập ra thì lao động nữ có trách nhiệm cao cả đó là thiên chức làm mẹ nên pháp luật có những quy định ưu tiên hơn dành cho phụ nữ.Với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ đi làm, để họ có thời gian và sức khỏe chăm sóc con nhỏ, pháp luật lao động và các quy định liên quan đã đặt ra những ưu tiên cho phụ nữ đi làm, trong đó có việc cấp dưỡng nuôi con. Vậy nội dung chi tiết của Quy định về quyền lợi trẻ em? Người lao động được hưởng quyền lợi này trong những trường hợp nào? Quy định trợ cấp nuôi con nhỏ. Bạn đọc hãy cùng LSX khám phá nội dung bài viết dưới đây nhé!
Quy định trợ cấp nuôi con nhỏ như thế nào?
Chăm sóc con cái là quyền của lao động nữ nếu. Có những quy định về lợi ích khi nuôi con mà lao động nữ cần nắm rõ để cải thiện việc chăm sóc con và bảo vệ quyền lợi của con. Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, người lao động nữ nuôi con nhỏ sẽ được nhận thêm tiền trợ cấp:
Nuôi con dưới 1 tuổi và làm đủ thời gian của ca làm việc
Khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về chế độ nghỉ đặc biệt dành cho lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi như sau:
a) Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
b) Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ.
Theo đó, lao động nữ nuôi con dưới 01 tuổi được quyền nghỉ 01 tiếng/ngày tính vào thời gian làm việc và được nhận đủ lương của ngày làm việc đó.
Thời gian nghỉ này được sắp xếp linh hoạt căn cứ vào thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp.
Trường hợp không có nhu cầu nghỉ và muốn làm đủ thời gian với sự đồng ý của doanh nghiệp, người lao động nuôi con dưới 01 tuổi sẽ được trả thêm tiền lương của ngày làm việc đó.
Nuôi con dưới 6 tuổi mà ngừng việc, thất nghiệp do Covid-19
Khoản 7 Mục II Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021 đã nêu rõ:
Người lao động tại điểm 4, 5, 6 Mục II đang mang thai được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/người; đang nuôi con hoặc chăm sóc thay thế trẻ em chưa đủ 06 tuổi được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/trẻ em chưa đủ 06 tuổi và chỉ hỗ trợ cho 01 người là mẹ hoặc cha.
Theo đó, những người lao động thuộc diện nhận hỗ trợ do bị tạm hoãn hợp đồng, cho nghỉ không lương, bị ngưng việc, chấm dứt hợp đồng lao động do dịch bệnh Covid-19 theo Nghị quyết 68 còn được nhận thêm 01 triệu đồng/trẻ nếu đang nuôi con dưới 06 tuổi.
Căn cứ Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, được sửa bởi Quyết định 33/2021/QĐ-TTg, thủ tục để nhận số tiền này sẽ do doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc thực hiện. Sau đó, tiền sẽ được trả về cho doanh nghiệp để trao đến tay người lao động.
Riêng trường hợp người lao động đã nghỉ việc phải tự mình thực hiện thủ tục hưởng. Người lao động có thể nộp hồ sơ giấy tại Trung tâm Dịch vụ việc làm hoặc làm thủ tục nhận hỗ trợ Covid-19 trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Trình tự thủ tục đề nghị hỗ trợ
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ bao gồm
- Đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau:
- Hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Quyết định thôi việc.
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
Bản sao Sổ BHXH hoặc xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc tham gia BHXH bắt buộc và BHTN.
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu một trong các giấy tờ sau: Giấy tờ chứng minh người lao động đang mang thai; Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của trẻ em; Giấy chứng nhận nuôi con nuôi; Quyết định giao, nhận chăm sóc thay thế trẻ em của cơ quan có thẩm quyền đối với đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 22 Quyết định này.
Trình tự, thủ tục thực hiện
– Người lao động có nhu cầu hỗ trợ gửi hồ sơ đến Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động. Thời hạn tiếp nhận hồ sơ chậm nhất đến hết ngày 31/1/2022.
– Trước ngày 5 và ngày 20 hàng tháng, Trung tâm Dịch vụ việc làm rà soát, tổng hợp danh sách người lao động đủ điều kiện hỗ trợ trình Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận danh sách, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ trong 3 ngày làm việc. Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Phụ cấp nuôi con nhỏ có tính thuế TNCN không?
Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, đây là khoản chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền và các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
- Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
- Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
Như vậy, phụ cấp nuôi con nhỏ của người lao động là một khoản có tính chất tiền lương, tiền công. Khoản phụ cấp này không thuộc một trong các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế nên khoản phụ cấp nuôi con nhỏ phải chịu thuế thu nhập cá nhân.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định trợ cấp nuôi con nhỏ như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến mẫu đăng ký kết hôn. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Tại điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH như sau:
“Điều 3. Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động
Đối với các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.”
Như vậy, theo quy định trên thì tiền nuôi con nhỏ là chế độ phúc lợi do người sử dụng quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc.
Trong trường hợp quy chế công ty cho phép cả hai cùng hưởng tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ thì cả chị và chồng đều được nhận, nếu không thì chỉ một trong hai được nhận hỗ trợ.
Theo quy định tại điểm d khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH có quy định:
“d) Hình thức trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động;”
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
“Điều 96. Hình thức trả lương
Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Theo đó, phía người lao động có thể thỏa thuận về hình thức trả lương với công ty khi ký kết hợp đồng lao động, theo hình thức thời gian, sản phẩm hoặc khoán.