Doanh số là một khoảng tiền thưởng mà nhân viên hay người lao động đặc biệt quan tâm trong quá trình làm việc. Đây là khoản tiền để họ cố gắng phấn đầu hoàn thành tốt nhất công việc của mình. Vậy theo quy định của pháp luật thì việc thưởng doanh số cho nhân viên được thực hiện như thế nào? Công thức tính doanh số như thế nào? Nhận tiền thưởng doanh số có phải xuất hóa đơn? Nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này thì bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nhé!
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 219/2013/TT-BTC
- Thông tư 96/2015/TT-BTC
Doanh số là gì? Tiền thưởng doanh số là gì?
Doanh số là toàn bộ số lượng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp được bán ra trong một khoảng thời gian nhất định. Đó có thể là một tuần, một tháng, một quý hoặc một năm.
Doanh số bao gồm tổng số tiền đã thu được trong thời gian đó (doanh số bán hàng) và phần tiền chưa được nhận (đơn hàng giao trước trả tiền sau, đại lý ký gửi). Số tiền thu được chưa tính trừ đi các chi phí khác ví dụ như khấu hao, thuế,… Doanh số có thể bao gồm cả doanh thu và tiền bán hàng nhưng lại không thuộc doanh thu.
Tiền thưởng doanh số là sự công nhận kết quả đóng góp và cũng là mục tiêu phấn đấu của các nhà phân phối và đại lý. Bên cạnh đó nhà phân phối cũng quan tâm đến tiền thưởng doanh số có cần phải xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật hay không.
Công thức tính doanh số như thế nào?
Công thức tính doanh số là tích của tổng số lượng sản phẩm bán và giá.
Doanh số sẽ được xác định dựa trên toàn bộ số lượng sản phẩm doanh nghiệp đã bán ra ngoài thị trường nhân với giá bán của sản phẩm.
Doanh số = đơn giá bán x sản lượng
Ví dụ: Của hàng B kinh doanh về sách vở, bán vở với giá 8.000 đồng/quyển ra thị trường. Chỉ tính riêng trong ngày 20/08/2020 thì cửa hàng đã bán được 100 quyển vở cùng loại, khi đó doanh số của cửa hàng sẽ được xác định là:
100 x 8000 = 800.000 đồng
Quy định thưởng doanh số cho nhân viên có phải xuất hóa đơn không?
Về vấn đề nhận tiền thưởng doanh số có phải xuất hóa đơn hay không, pháp luật quy định như sau:
“Trường hợp Công ty có chi khoản thưởng cho khách hàng đạt doanh số thì khi nhận khoản tiền thưởng này khách hàng lập chứng từ thu theo quy định và thuộc trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/ 2013 của Bộ Tài chính. Công ty căn cứ vào mục đích chi tiền để lập chứng từ chi tiền.
– Trường hợp Công ty có hoạt động bán hàng kèm chiết khấu thương mại, bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn thì Công ty thực hiện lập hóa đơn bán hàng theo hướng dẫn tại khoản 2.5 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC. Theo đó:
Trường hợp Công ty bán hàng hóa có áp dụng hình thức chiết khấu thương mại cho khách hàng căn cứ vào doanh số hàng hóa đã bán thi số tiền chiết khấu thương mại được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng của lần mua cuối cùng hoặc điều chỉnh trên hóa đơn vào kỳ tiếp sau.
Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì Công ty được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.”
Ngoài ra, trong Công văn 488/TCT-CS về chính sách thuế GTGT, thuế TNDN đối với các khoản chiết khấu, giảm giá của Tổng cục Thuế Hà Nội gửi cho Công ty TNHH Panasonic có nội dung như sau:
“Trường hợp Công ty TNHH Panasonic Việt Nam thực hiện một số chương trình giảm giá, chiết khấu cho khách hàng thì:
– Đối với các khoản chiết khấu thương mại (chiết khấu, giảm giá dựa trên doanh số bán hàng đạt mức nhất định), Công ty đã thực hiện giảm trừ trực tiếp trên hóa đơn GTGT thì Công ty được giảm trừ doanh thu khi tính thuế GTGT Công ty phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh việc giảm doanh thu và không thu được tiền thực tế đối với các khoản giảm giá này.
– Đối với các khoản chiết khấu thanh toán (bao gồm cả chiết khấu thanh toán ngay và chiết khấu thanh toán nhanh), Công ty không được giảm trừ doanh thu khi tính thuế GTGT.
Thưởng doanh số có được tính vào chi phí hợp lý được trừ không?
Chi phí hợp lý được trừ là những chi phí cần thiết trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, chi trợ cấp … và có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
Theo quy định tại điểm khoản 1 Điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC có quy định về các chi phí được trừ như sau:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.”
Bên cạnh đó, điểm 2.5 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC cũng quy định về chi phí không được trừ như sau:
“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.5. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.”
Vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì nếu muốn đưa khoản chi tiền thưởng doanh số vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thì phải đáp ứng được các điều kiện sau:
– Chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh (Chi tiền thưởng liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh)
– Khoản chi tiền thưởng doanh số đó phải được quy định cụ thể về điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các văn bản sau: hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế tài chính của công ty,….
– Có hợp đồng lao động
– Có chứng từ thanh toán (Phiếu chi, ủy nhiệm chi,…)
– Có thang bảng lương, biên bản đối chiếu, tra soát doanh số.
Mời bạn xem thêm:
- Trốn thuế bao nhiêu thì bị xử lý hình sự
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định thưởng doanh số cho nhân viên như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về Xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, hành vi xuất hóa đơn thấp hơn giá bán là một trong những hành vi trốn thuế và tùy theo tình tiết tăng nặng mà sẽ bị phạt tiền tương ứng. Ngoài ra, cá nhân, doanh nghiệp trốn thuế còn bị buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước; buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế.
Về khái niệm, doanh số là tổng số tiền doanh nghiệp thu được trong một khoảng thời gian nhất định. Còn doanh thu được hiểu là toàn bộ giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được sau một kỳ kế toán.
Hiểu theo cách đơn giản hơn thì doanh thu không chỉ bao gồm số tiền lợi nhuận thu được từ bán hàng. Mà còn bao gồm cả các lợi ích hoạt động đầu tư (chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu, cho vay, chứng chỉ quỹ…), hoạt động cho thuê tài sản, lãi suất ngân hàng… Biến động của doanh thu có tác động rất lớn đến tổ chức, doanh nghiệp.
Sức mạnh của một doanh nghiệp được đánh giá thông qua sức bán của doanh nghiệp đó trong một khoảng thời gian nhất định diễn ra như thế nào. Kết quả doanh số càng cao lại càng chứng tỏ được doanh nghiệp đó đang có hoạt động kinh doanh phát triển. Bên cạnh đó thể hiện chiến lược kinh doanh đúng đắn từ phía các lãnh đạo và cách làm việc hiệu quả của nhân viên trong công ty.