Hiệu trưởng đến biết đến chính là người đứng đầu, lãnh đạp nhà trường, hiệu trưởng có chức năng và có nhiệm vụ đối với hoạt động của nhà trường theo quy định pháp luật hiện hành. Nhiều thắc mắc về quy định thời gian làm việc của hiệu trưởng hiện nay như thế nào? Liệu hiệu trường có được nghỉ hè giống như giáo viên hay chế độ nghỉ hè của hiệu trường có giống như thời gian nghỉ hè của học sinh hay không? Để nắm được nội dung này, Luật sư X mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT
- Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT
Giáo viên có thời gian nghỉ hè hàng năm như học sinh hay không?
Giáo viên được hiểu là người giảng dạy cho học sinh các kiến thức liên quan đến môn học đối với từng cấp học phù hợp với học sinh, Giáo viên có trách nhiệm thực hiện các bài giảng các tiết dạy của mình để mang kiến thức đến với học sinh. Ngoài ra thì nghề giáo viên cũng là nghề để giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng cần thiết trong việc thực hành các kiến thức lý thuyết và các ren luyện cho học sinh về lễ nghĩa, sự lễ phép với người khác…
Căn cứ Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 và khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm như sau:
“Điều 5. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
…
2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2a. Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:
a) 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;
b) 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học”.
3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.”
Theo đó, giáo viên cũng có thời gian nghỉ hè như học sinh, thời gian mà giáo viên được nghỉ là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
Điều kiện trở thành hiệu trưởng, hiệu phó trường tiểu học
*Hiệu trưởng
Người được bổ nhiệm làm hiệu trưởng đối với trường công lập hoặc công nhận làm hiệu trưởng đối với trường tư thục cần có các điều kiện sau:
– Phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông (hiện đang được quy định tại Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/07/2018).
– Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên, trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
– Đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp tiểu học.
(Hiện hành, chỉ quy định “Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường tiểu học phải đạt chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học”).
*Hiệu phó
Người được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng đối với trường công lập hoặc công nhận là phó hiệu trưởng đối với trường tư thục cần có các điều kiện sau:
– Phải đạt mức cao của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (hiện đang được quy định tại Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/08/2018).
– Có đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công
– Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên, trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
– Đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp tiểu học.
(Hiện hành, chỉ quy định “Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Phó Hiệu trưởng trường tiểu học phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, có năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công”).
Quy định thời gian làm việc của hiệu trưởng hiện nay như thế nào?
Theo quy định trên thì chỉ quy định về thời gian nghỉ hè đối với giáo viên, không quy định thời gian nghỉ hè đối với chức danh Hiệu trưởng hay Phó hiệu trưởng.
Như vậy, đối với người giữ chức danh Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng là viên chức sẽ áp dụng thời gian nghỉ hàng năm theo Luật Viên chức 2010.
Tại Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:
“Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.”
Như vậy, Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng sẽ được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động như người lao động không có chế độ nghỉ hè như những giáo viên khác.
Chế độ về ngày nghỉ hàng năm, nghỉ lễ của Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng được quy định như thế nào?
Đối với xã hội từ trước tới nay thì việc dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo và cho ra đời thế hệ học trò có vai trò quyết định tới sự phát triển của đất nước nhất là đối với thời kì hội nhập và phát triển hiện nay nên không gì có thể đếm được công lao vất vả của những người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp trồng người. Bên cạnh những thời gian làm việc của các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các thầy cô giáo thì chế độ về ngày nghỉ hàng năm, nghỉ lễ của Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng được pháp luật quy định chi tiết cụ thể”
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật Viên chức 2010 và Điều 112, Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chế độ nghỉ lễ và nghỉ hàng năm như sau:
“Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
…”
Như vậy, Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng sẽ được hưởng các ngày nghỉ theo các quy định vừa nêu trên theo Bộ luật Lao động 2019.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề quy định thời gian làm việc của hiệu trưởng chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật giáo dục Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định thời gian làm việc của hiệu trưởng hiện nay như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ như tư vấn pháp lý về luật về tranh chấp đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
- Mất căn cước công dân gắn chip có tìm được không?
Câu hỏi thường gặp:
Tiêu chuẩn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học gồm:
– Về trình độ đào tạo và thời gian công tác:
+ Phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học;
+ Đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học;
+ Đã dạy học được ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó.
– Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học phải đạt tiêu chuẩn quy định tại chuẩn hiệu trưởng trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học theo quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (hiện đang được quy định tại Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/07/2018).
Căn cứ Điều 52 Luật Viên chức 2010 quy định xử lý kỷ luật viên chức quy định theo các hình thức kỷ luật sau:
Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
– Khiển trách (Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)
– Cảnh cáo (Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)
– Cách chức (Điều 18 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)
– Buộc thôi việc (Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)
Như vậy, hiệu trưởng vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về việc áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với viên chức, theo quy quy định không đề cập cụ thể đến viêc hiệu trưởng vi phạm đạo đức nhà giáo sẽ áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo.
Do đó, hiệu trưởng vi phạm đạo đức nhà giáo thì phải xem xét mức độ vi phạm để áp dụng hình thức kỷ luật cho phù hợp. Cụ thể, nếu như vi phạm đạo đức nhà giáo lần đầu gây hậu quả ít nghiêm trọng thì bị kỷ luật khiển trách, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị cảnh cáo.