Nếu biết được vai trò của loại giấy ủy quyền thì người được ủy quyền có đủ thẩm quyền trong việc thực hiện việc đại diện cho người ủy quyền. Hình thức ủy quyền này được căn cứ theo bộ luật Dân sự 2015 với những yêu cầu, quy định cụ thể và chi tiết. Chính vì vậy, hầu hết tất cả những loại giấy ủy quyền đều phải tuân thủ theo đúng quy định mà pháp luật đã đề ra. Vậy mọi người có thể hiểu thế nào là giấy ủy quyền thì mới có thể được cho là hợp pháp? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thế nào là giấy ủy quyền hợp pháp” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là giấy ủy quyền hợp pháp?
Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.
Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (gọi là đại diện theo ủy quyền) hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (gọi chung là đại diện theo pháp luật).
Điều kiện về nội dung Giấy ủy quyền
Giấy ủy quyền cần đảm bảo các nội dung ủy quyền không được trái với các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận tại Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015:
“Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.”
– Bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử;
– Tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận;
– Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
– Xác lập, thực hiện, chấm dứt ủy quyền một cách thiện chí, trung thực;
– Không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác;
– Các bên phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.
Giá trị của giấy ủy quyền
Để một giấy ủy quyền đạt giá trị pháp lý thì chúng cần đáp ứng được những điều kiện sau:
Yêu cầu về nội dung
Nếu bạn đang có nhu cầu cần tới giấy ủy quyền thì hãy lưu ý đảm bảo nội dung giấy ủy quyền tuân thủ nguyên tắc của Bộ luật dân sự. Cụ thể đảm bảo nội dung ủy quyền đáp ứng các điều kiện, yêu cầu sau:
- Thứ nhất, nội dung của giấy ủy quyền phải bình đẳng
- Thứ hai, nội dung giấy ủy quyền phải đảm bảo tính tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận
- Thứ ba, nội dung giấy ủy quyền tuyệt đối không được xâm phạm đến lợi ích của quốc gia hay vi phạm lợi ích cộng đồng hay lợi ích hợp pháp của người khác.
- Thứ tư, nội dung của giấy ủy quyền phải tuân thủ pháp luật, điều luật, đúng với đạo đức con người trong xã hội.
- Thứ năm, trong giấy ủy quyền phải có cam kết về trách nhiệm và việc chịu trách nhiệm nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ được ủy quyền hoặc thực hiện không đúng với nghĩa vụ của mình.
Yêu cầu về hình thức
Một giấy ủy quyền đạt giá trị pháp lý ngoài tuân thủ nội dung thì cần đáp ứng về hình thức như sau:
- Thứ nhất, hình thức của giấy ủy quyền theo đúng với pháp luật quy định.
- Thứ hai, hình thức giấy ủy quyền phải được các bên thỏa thuận nếu như trong luật không có quy định.
Thời hạn của giấy ủy quyền
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể về giấy ủy quyền, mà quy định về ủy quyền thông qua hợp đồng.
Theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
“Điều 563. Thời hạn ủy quyền
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.”
Như vậy theo quy định trên thời hạn của hợp đồng ủy quyền được xác định trong ba trường hợp:
– Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận;
– Thời hạn ủy quyền do pháp luật quy định;
– Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Những lưu ý đối với hợp đồng ủy quyền
– Khi thỏa thuận thời hạn của hợp đồng ủy quyền, các bên cần lưu ý thỏa thuận một ngày, tháng, năm cụ thể hoặc một số lượng ngày, tháng hoặc năm tính từ mốc ngày bắt đầu hiệu lực của hợp đồng ủy quyền.
– Các bên có thể thỏa thuận hợp đồng ủy quyền sẽ đương nhiên bị chấm dứt trong các trường hợp:
+ Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;
+ Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
+ Người đại diện không còn đủ điều kiện phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện;
+ Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mẫu giấy ủy quyền cá nhân mới nhất năm 2023
- Mẫu giấy ủy quyền cho vợ bán đất cập nhật mới năm 2023
- Mẫu giấy ủy quyền của vợ cho chồng bán đất mới năm 2023
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thế nào là giấy ủy quyền hợp pháp” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Luật sư tư vấn thừa kế. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền như sau:
– Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
– Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.
Ngoài những quy định cụ thể cần giấy ủy quyền thì có một số trường hợp đặc biệt về ủy quyền mà bạn cần lưu ý như sau:
Trường hợp 1: Nếu con cái dưới 15 tuổi chưa đủ vị thành niên thì cha mẹ sẽ được coi là người đại diện hợp pháp và không cần giấy ủy quyền.
Trường hợp thứ hai, đối tượng nếu từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi vẫn có thể là người đại diện theo ủy quyền.
Trường hợp thứ ba, giữa vợ và chồng hoàn toàn có thể xác lập giấy ủy quyền để định đoạt tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân theo khoản 3 Điều 213 Bộ luật dân sự năm2015 về sở hữu chung vợ chồng.