Hiện nay nhu cầu thực hiện tách thửa để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người dân ngày càng gia tăng, không chỉ thực hiện việc tách thửa đối với đất thổ cư mà các loại đất trồng cây, canh tác cũng được quan tâm nhiều tới, trong đó có nội dung thực hiện tách thửa đất trồng cây lâu năm. Khi thực hiện tách thửa sẽ cần tuân thủ theo những điều kiện của pháp luật, vậy quy định tách thửa đất trồng cây lâu năm năm 2023 như thế nào? Chi phí để thực hiện việc tách thửa này hiện nay là bao nhiêu? Bạn đọc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật đất đai 2013 chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2014
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
Tách thửa là gì?
Theo quy định hiện nay, quá trình tách thửa đất chính là quy trình phân chia quyền sở hữu đất đai từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang nhiều đối tượng khác nhau. Việc tách thửa phải được thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật.
Quy định tách thửa đất trồng cây lâu năm năm 2023 như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất trồng cây lâu năm là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp và được sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm như cacao, cà phê, chè, điều, dừa, sầu riêng, xoài,…
Trong đó, tách thửa đất trồng cây lâu năm được hiểu là phân chia quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm từ người đứng tên trong Sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác.
Hiện nay, Luật Đất đai 2013 và các văn bản khác có liên quan không cấm người sử dụng đất nông nghiệp (trong đó có đất trồng cây lâu năm) tách thửa đất để lên thổ cư hay chuyển nhượng, tặng cho… mà chỉ quy định về các điều kiện để được tách thửa đất.
Nói cách khác, người sử dụng đất trồng cây lâu năm có quyền thực hiện thủ tục tách thửa đất nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện tách thửa theo quy định pháp luật.
Điều kiện tách thửa đất trồng cây lâu năm thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, điều kiện chung để thực hiện tách thửa đất trồng cây lâu năm như sau:
– Đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (một số địa phương không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận mà chỉ cần có đủ điều kiện để Giấy chứng nhận);
– Đất có nhu cầu tách thửa không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
– Đất trồng cây lâu năm chưa hết thời hạn sử dụng;
– Thửa đất đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành.
Trong đó, căn cứ khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, diện tích tách thửa tối thiểu đối với đất trồng cây lâu năm sẽ cho Ủy ban nhân dân tỉnh quy định sao cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Ngoài ra, tại một số địa phương có thể sẽ quy định thêm một số điều kiện tách thửa đất như:
– Việc tách thửa đất phải đảm bảo quyền sử dụng đất hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai, Điều 254 Bộ luật Dân sự;
– Tách thửa trong trường hợp tách thửa bao gồm đất ở và đất nông nghiệp cùng thửa với đất ở mà không được công nhận là đất ở…
Diện tích tối thiểu tách thửa đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu?
Diện tích tối thiểu tách thửa đất trồng cây lâu năm là một trong những vấn đề người sử dụng đất cần lưu ý khi làm thủ tục tách thửa. Theo khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì diện tích tách thửa đất trồng cây lâu năm ở mỗi địa phương được quy định khác nhau. Do đó, người sử dụng đất cần kiểm diện tích tách thửa tối thiểu tại các văn bản do địa phương nơi có đất quy định.
Vi dụ, căn cứ theo Quyết định 04/2022/QĐ-UBND về tách thửa đất đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Điều 5 Quyết định này có quy định điều kiện cụ thể để được tách thửa đất đối với đất nông nghiệp:
– Đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản: Diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách bằng hoặc lớn hơn 150 m2/thừa;
– Đối với đất rừng sản xuất: Diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách bằng hoặc lớn hơn 1.000 m2/thừa.
– Đối với đất nông nghiệp cùng thửa với đất ở thì diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách được áp dụng theo hạn mức quy định tại khoản 2 Điều này.
– Thửa đất nông nghiệp sau khi tách thửa phải đảm bảo việc cấp nước, thoát nước, nước tưới, tiêu nước, phải thực hiện đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề theo quy định tại Điều 95, Điều 171 Luật Đất đai và Điều 254 Bộ luật Dân sự.
– Trường hợp thửa đất có nguồn gốc được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì chỉ được phép tách thửa khi được cơ quan chấp thuận đầu tư đồng ý.
Theo đó, tại tỉnh Thái Nguyên quy định đối với đất trồng cây lâu năm thì diện tích tối thiểu của các thửa đất sau khi tách bằng hoặc lớn hơn 150 m2/thửa.
Phí tách thửa đất trồng cây lâu năm bao nhiêu?
Khi thực hiện tách thửa đất trồng cây lâu năm, người dân có thể phải chịu các khoản phí, lệ phí dưới đây:
– Phí đo đạc tách thửa
Phí này sẽ được trả cho tổ chức dịch vụ đo đạc nên khoản tiền này tính theo giá dịch vụ.
– Lệ phí trước bạ
Trong trường hợp tách thửa gắn với việc chuyển nhượng, tặng cho,… quyền sử dụng đất, người dân sẽ phải nộp thêm lệ phí trước bạ. Căn cứ Nghị định 10/2022/NĐ-CP và điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BTC:
- Trường hợp 1: Giá đất tại hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho cao hơn giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành quy định: Lệ phí trước bạ = 0,5% x (Giá tại hợp đồng x m2)
- Trường hợp 2: Giá đất tại hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng thấp hơn hoặc bằng giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành quy định: Lệ phí trước bạ = 0,5% x (Giá 01m2 x Giá đất trong bảng giá đất)
– Phí thẩm định hồ sơ
Trường hợp nếu chỉ tách thửa mà không bán, chuyển nhượng hay tặng cho… thì không phải nộp khoản phí này.
Ngược lại, trường hợp tách thửa để chuyển nhượng, tặng cho sẽ phải nộp phí thẩm định hồ sơ chuyển nhượng, tặng cho.
Khi đó, phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định nên mức thu khác nhau.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định tách thửa đất trồng cây lâu năm năm 2023 như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về mẫu đơn xin tách thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục mua bán đất rừng sản xuất năm 2022
- Quy định về đất rừng phòng hộ năm 2023
- Đất rừng đặc dụng có xây nhà được không theo quy định 2023?
Câu hỏi thường gặp:
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ cần thiết được ghi rõ trong mẫu hiện hành gồm có:
+ Đơn xin tách thửa
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính)
+ Văn bản chia tách thửa đất, văn bản chia tách quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chung của hộ gia đình hoặc của nhóm người sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Thời gian giải quyết thủ tục tách thửa đất trồng cây lâu năm là không quá 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, và không quá 25 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ đối với các xã miền núi hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Luật Đất đai hiện hành quy định các trường hợp bị thu hồi đất bao gồm:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh.
– Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai (đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục).
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Như vậy, nếu nằm trong những trường hợp được nêu trên thì đất trồng cây lâu năm có thể bị thu hồi.