Hiện nay pháp luật đã cho phép người dân được sử dụng các loại pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất. Vậy người dân cần phải đáp ứng những điều kiện gì để được sử dụng pháo hoa của Bộ Quốc phòng. Để sử dụng một cách hợp pháp và an toàn thì người dân cần năm rõ quy định của pháp luật. Để biết rõ về quy định của pháp luật về sử dụng pháo hoa của Bộ Quốc phòng mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Quy định sử dụng pháo hoa của Bộ Quốc phòng” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Quy định sử dụng pháo hoa của Bộ Quốc phòng
Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Căn cứ Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định đối tượng sử dụng pháo hoa được phép trong các dịp sau:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
* Về địa điểm mua pháo:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Hiện nay Bộ Quốc phòng cho phép các cửa hàng bán pháo hoa của Nhà máy Z121, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất 21) kinh doanh trên nhiều tỉnh thành của cả nước.
Người dân phải mua pháo hoa từ Nhà máy Z121 thì được cấp giấy phép và chứng nhận hợp pháp từ Bộ Quốc phòng thì mới được phép sử dụng.
Những hành vi bị cấm khi sử dụng pháo hoa
Cụ thể tại Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định cá nhân, tổ chức khi sản xuất, kinh doanh, sử dụng pháo hoa không được vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
(1) Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ.
Trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ.
(2) Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.
(3) Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
(4) Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(5) Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
(6) Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.
(7) Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
(8) Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.
(9) Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.
Như vậy, người dân muốn mua pháo hoa để sử dụng cho dịp Tết thì cần tuân thủ các quy định trên và đặc biệt chỉ được mua pháp hoa từ các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa do Bộ Quốc phòng cấp phép các cửa hàng bán pháo hoa của Nhà máy Z121, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Mua pháo hoa của Bộ Quốc phòng ở đâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP như sau:
Sử dụng pháo hoa
…
2.Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo đó, việc mua pháo hoa không nổ phải được thực hiện tại nơi sản xuất, kinh doanh đã được Nhà nước cấp phép, cho phép hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Hiện nay, Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất 21 (hay còn gọi là Nhà máy Z121) là đơn vị duy nhất được Bộ Quốc phòng cho phép sản xuất và phân phối các sản phẩm pháo hoa. Như vậy, muốn mua pháo hoa để đốt Tết thì người dân có thể đến các cửa hàng pháo hoa thuộc Nhà máy Z121 trên cả nước.
Nguy hiểm từ việc sử dụng trái phép pháo nổ dịp Tết
Bộ Công an cho biết, càng gần đến thời điểm Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật về pháo diễn biến phức tạp, đặc biệt là hoạt động chế tạo, sản xuất, sử dụng pháo trái phép. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường tới tính mạng, sức khỏe và tình hình an ninh, trật tự.
Chỉ tính riêng từ ngày 15/12/2022, sau 06 tuần thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm theo chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các địa phương đã bắt giữ 588 vụ, 766 đối tượng, thu 16.570 kg pháo; trong đó có 17 vụ, 29 đối tượng chế tạo, sản xuất pháo trái phép thu 252,7 kg pháo.
Mặc dù các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều cảnh báo, nhưng gần Tết, nhiều thanh thiếu niên vẫn mua nguyên liệu thuốc nổ trên mạng xã hội rồi học cách tự chế pháo để sử dụng trái phép, gây ra hậu quả khôn lường.
Để đảm bảo an ninh, trật tự, bình yên khi Tết đến, xuân về, Bộ Công an thông tin và khuyến cáo đến người dân cần nâng cao nhận thức, đảm bảo an toàn trong quản lý và sử dụng pháo theo đúng quy định của pháp luật.
Để đón một năm mới an toàn, bình yên, người dân cần chú ý: Nâng cao nhận thức, đồng thời quản lý giáo dục con em trong gia đình chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong đó có các quy định về quản lý, sử dụng pháo.
Không được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ (trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định).
Đối với các sản phẩm pháo hoa được phép sử dụng, cần chú ý khi sử dụng phải đáp ứng các điều kiện về năng lực hành vi dân sự; sử dụng trong các trường hợp được phép, bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng và chỉ mua tại các cửa hàng được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định sử dụng pháo hoa của Bộ Quốc phòng“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ soạn thảo hồ sơ đăng ký lại khai sinh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Quyền lợi bảo hiểm y tế cho người cao tuổi
- Quy định về tặng quà và nhận quà tặng như thế nào?
- Quy định của pháp luật về quà biếu và quà tặng như thế nào?
- Có được phép đốt pháo hoa không?
Câu hỏi thường gặp
Theo thông tin từ Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất 21 (thuộc Bộ Quốc Phòng), Doanh nghiệp này đã công bố danh sách các cửa hàng chính thức được phép kinh doanh sản phẩm pháo hoa phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023. Ngoài ra, Doanh nghiệp cũng đã hoàn thiện sản xuất, cung cấp đưa ra thị trường 6 loại sản phẩm bao gồm: Sản phẩm ống phun nước bạc; sản phẩm nến cầm tay, sản phẩm cánh hoa xoay; sản phẩm cây hoa lửa; sản phẩm vòng xoay hoa lửa; sản phẩm thác nước bạc. Đặc điểm chung của các loại pháo hoa dân dụng là không gây tiếng nổ, chỉ gây các hiệu ứng về ánh sáng, có thể có âm thanh nhưng không phải âm thanh nổ.
Theo đó, pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi cho tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ.
Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120m.
Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90mm hoặc tầm bắn trên 120m.
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ quy định tại Điều 11, sử dụng pháo hoa quy định tại Điều 17 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.