Xin chào Luật sư, tôi hiện nay đang sinh sống và làm việc tại Hải Phòng, năm tới đây thì con trai tôi quyết định sẽ nhập ngũ nên tôi có thắc mắc về quy định trong nghĩa vụ quân sự, mong được luật sư tư vấn. Cụ thể tôi muốn hỏi rằng quy định sử dụng điện thoại trong quân đội năm 2023 như thế nào? Tôi có thể thường xuyên liên lạc cho con hay chỉ liên lạc vào ngày nghỉ, cuối tuần? Bên cạnh đó, pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân khi nhập ngũ như thế nào? Mong được luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn, hi vọng những thông tin của bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 27/2016/NĐ-CP
- Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015
Quyền và nghĩa vụ của công dân khi nhập ngũ
Theo quy định tại Điều 9 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, hạ sĩ quan, binh sĩ được Nhà nước bảo đảm chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân.
Bên cạnh các quyền lợi đó, hạ sĩ quan, binh sĩ còn phải thực hiện các nghĩa vụ dưới đây:
Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;
– Bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa;
– Hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ quốc tế;
– Bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức;
– Bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhân dân;
– Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật;
– Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội nhân dân;
– Học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ;
– Rèn luyện tính tổ chức, ý thức kỷ luật và thể lực;
– Nâng cao bản lĩnh chính trị, bản lĩnh chiến đấu.
Như vậy, ngoài những quyền lợi và chế độ được hưởng, công dân tham gia nghĩa vụ quân sự còn phải thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ nêu trên.
Hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia nghĩa vụ quân sự
Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm kih tham gia nghĩa vụ quân sự gồm:
– Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
– Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
– Gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự.
– Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật.
– Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.
Quy định sử dụng điện thoại trong quân đội năm 2023 như thế nào?
Căn cứ các hành vi bị nghiêm cấm đối với công dân khi nhập ngũ, có thể thấy pháp luật không có quy định cụ thể về việc có hay không được phép mang/sử dụng điện thoại thoại di động. Điều này có nghĩa, công dân nhập ngũ vẫn có thể được sử dụng điện thoại di động.
Tuy nhiên, để đảm bảo bí mật trong quân đội, nhất là trong 03 tháng tân binh thì một số đơn vị vẫn đặt ra quy định về việc hạn chế việc sử dụng điện thoại trong các giờ chấp hành quân lệnh, hoặc việc sử dụng điện thoại làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ được giao.
Hoặc, cũng có thể hạn chế hoàn toàn việc sử dụng điện thoại nhưng sẽ tạo điều kiện cho các binh sĩ liên lạc với người nhà, bạn bè thông qua điện thoại của đơn vị.
Đi nghĩa vụ quân sự có được về phép hay không?
Theo Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định về chế độ nghỉ phép của quân nhân tại ngũ như sau:
Chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ
1. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
3. Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh.
4. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu giấy xác nhận về việc cho thuê doanh nghiệp tư nhân 2023
- Mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp năm 2023
- Mẫu giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm 2023
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định sử dụng điện thoại trong quân đội chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định sử dụng điện thoại trong quân đội năm 2023 như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như dịch vụ soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
– Con của liệt sĩ hoặc thương binh hạng một.
– Một anh/một em trai của liệt sĩ.
– Một con của thương binh hạng hai hoặc bệnh binh hoặc người nhiễm chất độc da cam bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
– Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, công an.
– Cán bộ; công chức; viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn từ 24 tháng trở lên.
Hạ sĩ quan, binh sĩ được xuất ngũ khi đáp ứng một trong các điều kiện sau theo Điều 43 Luật này:
– Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hết thời hạn phục vụ tại ngũ, tức là đã hết thời hạn 24 tháng hoặc 30 tháng (đối với trường hợp được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ);
– Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn nếu:
+ Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ;
+ Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận;
+ Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
+ Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
+ Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
+ Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”
Như vậy, theo quy định thì công dân đã được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự khi đang học cao đẳng, đại học thì sẽ được gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi, hết 27 tuổi ở đây có nghĩa là bạn phải bước sang tuổi 28.