Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Đoàn Trần Trang, tôi có quen một anh bạn đến từ Mỹ, anh ấy có chia sẻ với tôi sang năm tới có thể anh ấy sẽ sang Việt Nam tìm kiếm việc làm, thậm chí nếu mọi chuyện ổn thỏa thì anh ấy dự tính sẽ định cư lâu dài ở nước ta luôn. Trước khi sang Việt Nam anh ấy có nhờ tôi tìm hiểu giúp một số thông tin liên quan tới quy định của Nhà nước về quản lý người nước ngoài tại Việt Nam, để có thể cân nhắc kĩ hơn việc sang đây làm việc. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi Quy định quản lý người nước ngoài tại Việt Nam như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để hiểu rõ hơn vấn đề về “Quy định quản lý người nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?” Thì xin mời độc giả tham khảo qua bài viết có nội dung xoay quanh câu hỏi này như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
Quy định quản lý người nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?
Ngày nay quá trình hội nhập trên thế giới đã và đang diễn ra vô cùng nhanh chóng, điều này hình thành nên một dòng dịch chuyển lao động giữa các quốc gia. Và tất nhiên Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng thu hút lao động nước ngoài rất lớn. Vậy khi một bộ phận lớn người nước ngoài tới làm việc tại Việt Nam thì người sử dụng lao động cần đáp ứng những điều kiện gì, theo đó căn cứ Điều 152 Bộ luật Lao động 2019 quy định về điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
– Chỉ được tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
– Trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi tuyển dụng người nước ngoài.
Như vậy, trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động cần giải trình nhu cầu sử dụng lao động; kê khai cụ thể thông tin của người lao động bao gồm:
+ Vị trí công việc,
+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật,
+ Kinh nghiệm làm việc,
+ Thời gian làm việc
+ Được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đồng thời, cần lưu ý về đối tượng tuyển dụng theo quy định trên.
Người nước ngoài nào được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
Không phải bất cứ người nước ngoài nào đến Việt Nam cũng được mua, sở hữu một căn nhà mà chỉ những đối tượng nhất định theo quy định của pháp luật mới được mua nhà ở tại Việt Nam. Vậy những đối tượng đó là ai thì căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Luật Nhà ở 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
“Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.”
Bên cạnh đó, theo Điều 159 Luật Nhà ở 2014 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài như sau:
“Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.”
Ngoài ra, theo Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:
“Điều 74. Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
2. Đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 159 của Luật Nhà ở và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).”
Như vậy, người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam và thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 có thể sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Người nước ngoài được cơ quan nào có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài như thế nào?
Khi người nước ngoài đến nước ta việc được cấp thị thực của Việt Nam vô cùng quan trọng. Tuy nhiên do chưa nắm rõ các quy định của pháp luật nước ta nên nhiều người nước ngoài vẫn còn loay hoay không rõ việc cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài sẽ do ai có thẩm quyền cấp. Vậy để trả lời cho điều đó thì căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 như sau:
“Điều 17. Cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài
1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao và hộ chiếu, tờ khai đề nghị cấp thị thực có dán ảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực.
2. Trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, sau khi nhận được thông báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh, người nước ngoài thuộc diện phải có thị thực nộp hộ chiếu, tờ khai đề nghị cấp thị thực và ảnh tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. Trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ không phải làm đơn xin cấp thị thực trong trường hợp có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc cấp thị thực.
3. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực có giá trị không quá 30 ngày cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam khảo sát thị trường, du lịch, thăm người thân, chữa bệnh thuộc các trường hợp sau đây:
a) Người có quan hệ công tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước sở tại;
b) Người có công hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại.
4. Sau khi cấp thị thực đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phải thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và chịu trách nhiệm về việc cấp thị thực.”
Theo đó, người nước ngoài được cơ quan nào có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài theo quy định trên.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định quản lý người nước ngoài tại Việt Nam chúng tôi cung cấp dịch vụ kết hôn với người nước ngoài Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định quản lý người nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ cách chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư,… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng thuê người nước ngoài làm việc mới 2023
- Đăng ký tạm trú online cho người nước ngoài TPHCM như thế nào?
- Trục xuất người nước ngoài vi phạm hành chính như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau: “Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam”.
Như vậy, người nước ngoài là người không mang quốc tịch Việt Nam bao gồm người mang quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch.
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định cụ thể như sau:
Khai báo tạm trú
1. Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.
2. Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.
3. Cơ sở lưu trú du lịch là khách sạn phải nối mạng Internet hoặc mạng máy tính với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để truyền thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài. Cơ sở lưu trú khác có mạng Internet có thể gửi trực tiếp thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài theo hộp thư điện tử công khai của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó. người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam phải thông qua người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú để khai báo tạm trú với Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú.
Trường hợp người nước ngoài thay đổi nơi tạm trú hoặc tạm trú ngoài địa chỉ ghi trong thẻ thường trú thì phải khai báo tạm trú theo quy định nêu trên.
Như vậy, người nước ngoài khi tạm trú tại Việt Nam sẽ phải đăng ký tạm trú thông qua người trực tiếp quản lý cơ sở lưu trú.
Đối với quy định về thời hạn đăng ký tạm trú của người nước ngoài thì tại khoản 2 Điều 33 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định:
Người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú có trách nhiệm ghi đầy đủ nội dung mẫu phiếu khai báo tạm trú cho người nước ngoài và chuyển đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú trong thời hạn 12 giờ, đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa trong thời hạn là 24 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.