Hiện nay, việc chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp diễn ra rất phổ biến. Việc chuyển giao công nghệ không chỉ diễn ra tại thị trường trong nước mà còn mở rộng ra thị trường các quốc gia khác trên thế giới. Pháp luật đã quy định cụ thể về đối tượng, phương thức, giá cả liên quan đến vấn đề chuyển giao công nghệ. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định, Có những phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ nào? Quy định phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ ra sao? Chi phí chuyển giao công nghệ được tính vào chi phí nào? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm chuyển giao công nghệ
– Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
– Chuyển giao công nghệ trong nước là việc chuyển giao công nghệ được thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam.
– Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam.
– Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc chuyển giao công nghệ từ lãnh thổ Việt Nam qua biên giới ra nước ngoài.
Chủ thể nào có quyền chuyển giao công nghệ?
Chủ thể nào có quyền chuyển giao công nghệ bao gồm:
– Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ.
– Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sử dụng công nghệ có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.
– Tổ chức, cá nhân có công nghệ là đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.
Có những hình thức chuyển giao công nghệ nào?
– Chuyển giao công nghệ độc lập.
– Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
+ Dự án đầu tư;
+ Góp vốn bằng công nghệ;
+ Nhượng quyền thương mại;
+ Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
+ Mua, bán máy móc, thiết bị quy định
– Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.
– Việc chuyển giao công nghệ quy định tại này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định.
Quy định phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ
Giá và phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 4 Nghị định 76/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ, theo đó:
1. Các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận thanh toán theo một hoặc một số phương thức sau đây:
a) Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hóa trong đó bao gồm cả hình thức trả được tính theo từng đơn vị sản phẩm sản xuất ra từ công nghệ chuyển giao;
b) Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp.
Trường hợp góp vốn bằng công nghệ có sử dụng vốn nhà nước (công nghệ được tạo ra bằng vốn nhà nước hoặc sử dụng vốn nhà nước để mua công nghệ) phải thực hiện thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật;
c) Trả theo phần trăm (%) giá bán tịnh.
Giá bán tịnh được xác định bằng tổng giá bán sản phẩm, dịch vụ mà trong quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ có áp dụng công nghệ được chuyển giao (tính theo hóa đơn bán hàng) trừ đi các khoản sau: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có); chi phí mua bán các thành phẩm, bộ phận, chi tiết, linh kiện được nhập khẩu, mua ở trong nước; chi phí mua bao bì, chi phí đóng gói, chi phí vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ, chi phí quảng cáo;
d) Trả theo phần trăm (%) doanh thu thuần.
Doanh thu thuần được xác định bằng doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ được tạo ra bằng công nghệ được chuyển giao, trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại;
đ) Trả theo phần trăm (%) lợi nhuận trước thuế.
Lợi nhuận trước thuế được xác định bằng doanh thu thuần trừ đi tổng chi phí hợp lý để sản xuất sản phẩm, dịch vụ có áp dụng công nghệ chuyển giao đã bán trên thị trường. Các bên cũng có thể thỏa thuận thanh toán theo phần trăm lợi nhuận sau thuế;
e) Kết hợp hai hoặc các phương thức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này hoặc các hình thức thanh toán khác bảo đảm phù hợp quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
2. Trường hợp công nghệ chuyển giao (công nghệ được tạo ra bằng vốn nhà nước hoặc sử dụng vốn nhà nước để mua công nghệ) giữa các bên mà một hoặc nhiều bên có vốn nhà nước, việc định giá thực hiện dựa trên tư vấn thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp công nghệ chuyển giao giữa các bên có quan hệ theo mô hình công ty mẹ – công ty con và các bên có quan hệ liên kết theo quy định của pháp luật về thuế, việc kiểm toán giá thực hiện thông qua hình thức thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định về giá cả và phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ đã thể hiện sự phù hợp với thực tiễn, tôn trọng sự tự do thỏa thuận của các bên. Các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận nhiều phương thức thanh toán kết hợp sao cho phù hợp nhất với mong muốn và khả năng kiểm soát rủi ro của mình.
Chi phí chuyển giao công nghệ được tính vào chi phí nào?
Giá của công nghệ được chuyển giao là phần giá trị được quy đổi thành tiền mà bên nhận chuyển giao công nghệ phải trả cho bên chuyển giao. Về nguyên tắc, giá của công nghệ sẽ do các bên thỏa thuận trên cơ sở bình đẳng và tuân thủ quy luật thị trường. Dưới giác độ lý thuyết, khả năng thương lượng về giá cả phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau đây:
Một là, tính tiên tiến của công nghệ. Công nghệ càng tiên tiến thì chi phí nghiên cứu càng cao, rủi ro đối với tổ chức tiến hành nghiên cứu càng lớn, do vậy giá công nghệ có xu hướng tăng cao.
Hai là, phạm vi chuyển giao công nghệ. Việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ thường có giá cả cao hơn việc chỉ chuyển giao quyền sử dụng công nghệ ấy. Việc độc quyền sử dụng công nghệ cũng sẽ làm giá thanh toán tăng lên so với việc không có được sự độc quyền.
Ba là, khả năng làm chủ công nghệ được chuyển giao của bên nhận chuyển giao. Trong trường hợp bên nhận chuyển giao đã có những kinh nghiệm, khả năng tiếp nhận và sử dụng nhất định đối với công nghệ được chuyển giao sẽ góp phần làm cho giá chuyển giao thấp hơn so với các trường hợp chuyển giao khác do việc giảm khối lượng các công việc, phạm vi trách nhiệm của bên chuyển giao trong hỗ trợ, đào tạo bên nhận chuyển giao để tiếp nhận công nghệ.
Bốn là, vai trò, tầm quan trọng của công nghệ đối với bên nhận công nghệ. Công nghệ càng có vai trò, vị trí quan trọng đối với bên nhận công nghệ thì sẽ có giá chuyển giao càng cao.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Quy định phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ”. Nếu cần giải quyết tư vấn pháp lý nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ trích lục hồ sơ đất thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo phương thức này, hai bên xác định giá thanh toán bằng một khoản tiền hoặc một lượng hàng hóa, được chia ra để trả gọn một lần hay một số lần vào các thời điểm nhất định theo thỏa thuận, thông thường là các thời điểm kết thúc từng giai đoạn của quá trình chuyển giao công nghệ.
Chẳng hạn như ngày nhận được các tài liệu kỹ thuật, ngày hoàn thành chạy thử, ngày nghiệm thu, ngày bắt đầu sản xuất thương mại, ngày bán lô hàng hóa đầu tiên được sản xuất từ công nghệ được chuyển giao…
Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:
+ Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
+ Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
+ Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
+ Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng được pháp luật quy định
Lợi nhuận trước thuế được xác định bằng doanh thu thuần trừ đi tổng chi phí sản xuất. Phương thức này ưu điểm là có thể hạn chế được các nhược điểm của cả hai phương thức Trả theo phần trăm (%) giá bán tịnh và Trả theo phần trăm (%) doanh thu thuần, nhưng lại có một nhược điểm khác là có thể bên bán không thu được tiền do bên mua không có lợi nhuận.