Để xử lý các phương tiện giao thông vi phạm nhưng không thể trực tiếp tiến hành xử xử phạt, pháp luật đã quy định tiến hành xử phạt sau khi phương tiện vi phạm một thời gian, hay còn được gọi là phạt nguội. Tuy nhiên, có thể do không có thời gian hay do điều kiện bất khả kháng mà chủ xe không thể đi nộp phạt ngay. Chính vì vậy, hiệu lực của phạt nguội đến khi nào là điều mà nhiều người quan tâm. Vậy, Năm 2023 quy định phạt nguội có hiệu lực bao lâu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 15/2022/TT-BCA
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
Phạt nguội là gì?
Phạt nguội là một thuật ngữ được người dân sử dụng để chỉ một hình thức xử phạt vi phạm hành chính, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Tuy nhiên, thuật ngữ này có thể gây hiểu lầm đối với một số người chưa hiểu rõ, chính xác về ý nghĩa của từ phạt nguội. Hãy theo dõi nội dung sau đây để hiểu rõ hơn về phạt nguội là gì nhé.
Phạt nguội có thể hiểu là một hình thức xử lý vi phạm hành chính sau khi các phương tiện giao thông đã vi phạm được một khoảng thời gian nhất định. Với hình thức phạt nguội này, chủ các phương tiện giao thông vi phạm không bị xử lý ngay khi có hành vi vi phạm luật mà hình ảnh vi phạm sẽ được ghi lại bằng hệ thống camera được lắp đặt trên đường phố và gửi về cho trung tâm xử lý.
Như vậy, phạt nguội được hiểu là một hình thức xử phạt người vi phạm giao thông sẽ không bị lực lượng chức năng xử lý ngay tại chỗ mà thông qua hệ thống camera được lắp đặt trên đường ghi lại và được xử phạt sau.
Quy định phạt nguội có hiệu lực bao lâu?
Khi nhận được thông báo xử phạt từ phía cơ uqan chức năng, người có hành vi vi phạm cần thực hiện nghĩa vụ nộp phạt của mình. Để tránh mức xử phạt cao hơn do không nộp phạt đúng thời gian quy định, người vi phạm cần nắm được hiệu lực của quyết định xử phạt. Do đó, để thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì người vi phạm biết phạt nguội có hiệu lực bao lâu? Hãy theo dõi nội dung sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 15/2022/TT-BCA quy định về thời hạn xử lý phạt nguội như sau:
“19a. Trình tự xử lý kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đối với trường hợp vi phạm nhưng không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính thực hiện:
a) Xác định thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính thông qua cơ quan đăng ký xe và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
…
c) Gửi thông báo (theo mẫu số 02/65/68) yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính hoặc đến trụ sở Công an cấp xã, Công an cấp huyện nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính nếu việc đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính (sau đây viết gọn là Nghị định số 135/2021/NĐ-CP).“
Như vậy, thời hạn xử lý phạt nguội là 10 ngày kể từ ngày cơ quan chức năng phát hiện hành vi vi phạm. Trong thời gian này, người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an nơi phát hiện ra vi phạm hành chính sẽ xác định thông tin và tiến hành xử phạt theo quy định.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
“Điều 73. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, nếu nhận được biên bản xử phạt hành chính hành vi vi phạm thì người vi phạm phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn là 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tong trường hợp quyết định xử phạt hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì người vi phạm thực hiện theo thời hạn đó.
Không nộp phạt nguội bị xử lý như thế nào?
Khi nhận được quyết định xử phtaj, người vi phạm cần nhanh chóng nộp phạt trong thời hạn quy định nếu không muốn mức phạt cao hơn. Có thể nhiều người cho rằng không nhất thiết phải nộp phạt ngay mà có thể nộ muộn một thời gian. Tuy nhiên, để chấp hành đúng quy định thì người vi phạm nên nộp phạt đúng thời hạn. Vậy, không nộp phạt nguội có sao không và sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“Điều 73. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.”
Theo đó, người vi phạm đều phải chấp hành quyết định xử phạt, nếu không nộp phạt nguội đúng thời hạn thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Điều này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) như sau:
“Điều 78: Thủ tục nộp tiền phạt
1.Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”
Như vậy, nếu người vi phạm không tuân thủ thời gian đóng phạt thì cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt, người vi phạm sẽ phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt vi phạm chưa nộp.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Năm 2023 quy định phạt nguội có hiệu lực bao lâu?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin pháp lý như tra cứu số giấy phép lái xe theo cmnd. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định tại Điều 20 Nghị định 118/2021/NĐ-CP thì người vi phạm giao thông đường bộ có thể nộp phạt thông qua các hình thức sau:
– Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản (có ghi trong quyết định xử phạt).
– Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
– Nộp phạt trực tiếp cho cho chiến sĩ Cảnh sát giao thông.
– Nộp tiền phạt qua dịch vụ bưu chính công ích.
Hoặc, người vi phạm có thể nộp phạt vi phạm giao thông qua truy cập Cổng Dịch vụ công của Bộ Công an. Để nộp phạt online theo cách này, người vi phạm giao thông thực hiện theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Truy cập https://dichvucong.bocongan.gov.vn/
Bước 2: Chọn mục Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.
Bước 3: Chọn Nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Bước 4: Chọn Nộp hồ sơ và thực hiện theo hướng dẫn của hệ thống để nộp phạt.
Thông thường, nếu có hành vi vi phạm giao thông mà bị phát hiện thông qua hệ thống giám sát hoặc các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đều sẽ được CSGT gửi thông báo bằng văn bản tới chủ phương tiện vi phạm hoặc người điều khiển phương tiện vi phạm, đề nghị tới đơn vị phát hiện vi phạm để xử lý.
Nếu biên bản không thể tới được chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện vi phạm, chủ xe sẽ được công an xã, phường, thị trấn mời tới trụ sở để tiếp nhận thông báo của CSGT, hoặc khi đi đăng kiểm phương tiện sẽ được cơ quan đăng kiểm thông tin về trường hợp vi phạm và đề nghị tới đơn vị CSGT phát hiện vi phạm để xử lý.
Như vậy, mọi trường hợp nếu vi phạm giao thông mà bị phát hiện thông qua hệ thống giám sát hoặc các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đều sẽ được CSGT gửi thông báo bằng văn bản tới chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện vi phạm. CSGT không gọi điện để thông báo phạt nguội.