Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Thị Như, vừa rồi tôi có tham gia vào việc đánh cờ bạc cùng hàng xóm trong phố và bị công an bắt. Tất cả chúng tôi đều bị kiện ra tòa nên rất lo lắng về việc sẽ phải ngồi tù, đặc biệt là tôi bởi trước đây tôi cũng đã bị bắt 2 lần vì tội đánh bạc này rồi. Tôi băn khoăn pháp luật hiện hành quy định như nào về tình tiết tăng nặng phạm tội 2 lần trở lên, tôi muốn được tìm hiểu rõ hơn vấn đề này trước khi ra hầu tòa. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi quy định pháp luật về tình tiết tăng nặng phạm tội 2 lần trở lên không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Quy định pháp luật về tình tiết tăng nặng phạm tội 2 lần trở lên?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Tình tiết tăng nặng là gì?
Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, đồng thời là căn cứ để tăng trách nhiệm hình sự của người phạm tội (trong phạm vi khung hình phạt) so với trường hợp phạm tội tương tự khác nhưng không có tình tiết tăng nặng đó.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật gồm những gì?
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 bao gồm:
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;
n) Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người
để phạm tội;
o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Quy định pháp luật về tình tiết tăng nặng phạm tội 2 lần trở lên?
Theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015, phạm tội 02 lần trở lên thuộc một trong các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, từ khi Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một văn bản, chưa có văn bản nào hướng dẫn áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lần trở lên”. Trên thực tế, các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn đang áp dụng một số văn bản hướng dẫn áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần” quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 hiện đang còn hiệu lực và chưa có văn bản thay thế.
Chẳng hạn, Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP và Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT- BCA-VKSNDTC- TANDTC- BTP đều quy định như sau: Tình tiết “phạm tội nhiều lần” được hiểu l:- Đã có từ 02 lần phạm tội trở lên (chẳng hạn, 02 lần sản xuất trái phép chất ma túy trở lên, hai lần tàng trữ trái phép chất ma túy trở lên, hai lần bán trái phép chất ma túy trở lên…) ;
– Mỗi lần phạm tội có đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 điều luật tương ứng;- Trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Việc phạm tội chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Từ hướng dẫn trên, có thể hiểu phạm tội từ 02 lần trở lên (trước đây, Bộ luật Hình sự 1999 quy định là “phạm tội nhiều lần”) tức là người phạm tội ít nhất là đã 02 lần thực hiện tội phạm trở lên, cùng tội với tội đang bị khởi tố (cùng khoản hoặc cùng một Điều trong Bộ luật Hình sự) và chưa đưa ra xét xử.
Như vậy, mặc dù chưa có văn bản chính thức về khái niệm thế nào là “phạm tội 02 lần trở lên” nhưng thông qua văn bản hướng dẫn cũ nêu trên thì các cơ quan tiến hành tố tụng hầu hết đều hiểu rằng “phạm tội 02 lần trở lên”, là việc người thực hiện tội phạm đã phạm cùng một tội có thể là 02, 03 hay nhiều lần hơn, mà nếu tách riêng mỗi lần đó thì đều có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại khoản 1 Điều luật đó, đồng thời, các lần phạm tội này chưa lần nào bị đưa ra xét xử.
Tóm lại “Phạm tội 02 lần trở lên” là:
– Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự;
– Tình tiết định khung tăng nặng tỏng một số tội phạm cụ thể;
– Chỉ được xác định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi phạm tội 02 lần trở lên không được quy định là tình tiết định khung tăng nặng trong điều luật cụ thể.
Phân biệt giữa tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và tình tiết định khung hình phạt?
Trong quá trình quyết định hình phạt, cần phân biệt rõ tình tiết định tội, tình tiết định khung hình phạt với các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
– Tình tiết định tội là các tình tiết dùng để xác định một hành vi cụ thể nào đó có phạm vào một tội danh cụ thể được quy định trong luật hình sự không. Tình tiết định tội còn được gọi là tình tiết (dấu hiệu) cấu thành tội phạm cơ bản.
– Tình tiết định khung hình phạt là tình tiết do quy định trong các khoản (có thể là giảm nhẹ hoặc tăng nặng) của điều luật cụ thể, dùng để xác định hành vi phạm tội có thuộc khung hình phạt tăng nặng hoặc khung hình phạt giảm nhẹ của một tội phạm.
Tình tiết định khung hình phạt còn được gọi là tình tiết cấu thành tội phạm tăng nặng (khung tăng nặng) và cấu thành tội phạm giảm nhẹ (khung giảm nhẹ).
Theo quy định tại khoản 2 Điều 48 BLHS, tình tiết đã được xác định là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt. Theo đó, khi áp dụng pháp luật, cần chú ý một tình tiết sau:
– Phân biệt tình tiết “tổ chức” là tình tiết định tội với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội có tổ chức”.
Tình tiết “tổ chức” là tình tiết định tội trong một số tội phạm như: Tội tổ chức tảo hôn (Điều 148), Tội tổ chức đánh bạc (Điều 249), Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197)…
Với các trường hợp trên, tình tiết “tổ chức” là hành vi tổ chức của một người cụ thể, không nhất thiết phải có hành vi đồng phạm hoặc nếu có thì cũng cần thiết phải có sự câu kết chặt chẽ giữa các đồng phạm.
Còn tình tiết “phạm tội có tổ chức” là tình tiết thể hiện sự câu kết giữa những người đồng phạm trong việc cùng thực hiện tội phạm.
– Phân biệt tình tiết “Đã bị kết án … chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” là tình tiết định tội với “tái phạm” hoặc “tái phạm nguy hiểm” là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Nếu cấu thành cơ bản, tình tiết định tội của tội phạm không yêu cầu tình tiết “đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” thì việc người phạm tội đã từng bị kết án mới được coi là tái phạm nguy hiểm hoặc tái phạm là tình tiết định khung hình phạt hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật sư bào chữa cho người bị khởi tố đã phạm tội 2 lần trở lên đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định pháp luật về tình tiết tăng nặng phạm tội 2 lần trở lên?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ thám tử theo dõi điện thoại,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Thế nào là vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ
- Tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng giao thông khi xử phạt hành chính
- Quy định pháp luật về tình tiết tăng nặng xử phạt hành chính như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn về việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể như sau:
“Điều 7. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể
1. Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà số tiền thu lợi bất chính của mỗi lần phạm tội từ 30.000.000 đồng trở lên, nếu mỗi lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.”
Theo đó, có thể áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội cho vay nặng lãi khi người này thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà số tiền thu lợi bất chính của mỗi lần phạm tội từ 30.000.000 đồng trở lên, nếu mỗi lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo điểm c khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính:
“1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
…
c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;”
Theo đó, việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng. Như vậy, khi xử lý vi phạm hành chính bắt buộc phải xem xét đến tình tiết tăng nặng để việc xử lý vi phạm hành chính được chính xác, khách quan.
Thứ nhất, xác định đúng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Thứ hai, cần phân biệt các tình tiết tăng nặng với các tình tiết là dấu hiệu định tội
Thứ ba, cần phân biệt các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự với các tình tiết là dấu hiệu định khung hình phạt
Thứ tư, chỉ được phép tăng hình phạt trong một khung hình phạt