Xin chào Luật sư X. Tôi là Quốc Giang. Tôi đang sinh sống và làm việc tại Hưng Yên. Vào 2 năm trước, tôi có ký hợp đồng dân sự vay 1 tỷ của người quen để lấy tiền vốn kinh doanh. Hợp đồng vay nợ được tôi lập thành văn bản, trong hợp đồng nêu rõ khoản nợ sẽ được tôi trả sau 2 năm. Tuy nhiên khi đến thời hạn phải trả nợ, do dịch bệnh covid tôi làm ăn thua lỗ nên tôi không xoay xở đủ số tiền để trả nợ. Tôi không rõ trường hợp của tôi có thể thông báo gia hạn hợp đồng không? Quy định pháp luật về thông báo gia hạn hợp đồng? Rất mong Luật sư giải đáp thắc mắc cho câu hỏi của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết tư vấn về Quy định pháp luật về thông báo gia hạn hợp đồng. Mời bạn cùng đón đọc.
Căn cứ pháp luật
Khái niệm hợp đồng
Theo Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Khái niệm gia hạn hợp đồng
Gia hạn hợp đồng là thực hiện hợp đồng là việc kéo dài thêm một khoảng thời gian so với thời gian đã được xác định là thời hạn thực hiện hợp đồng hay là thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng. Việc gia hạn giúp kéo dài thêm về mặt thời gian có hiệu lực của hợp đồng để các bên của hợp đồng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Thông báo gia hạn hợp đồng được thực hiện trong trường hợp nào?
Trường hợp 1: Gia hạn hợp đồng theo thỏa thuận của các bên
Bản chất của hợp đồng là giao dịch dân sự, là sự thỏa thuận của các bên sao cho các thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật hoặc đạo đức, điều cấm của xã hội. Vì vậy, về vấn đề gia hạn hợp đồng các bên cũng có thể thỏa thuận với nhau. Sau khi giao kết hợp đồng, các bên trong hợp đồng tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc kéo dài thêm thời hạn hợp đồng vì một lý do nào đó. Tuy nhiên, lý do gia hạn hợp đồng được các bên của hợp đồng thống nhất và đồng ý.
Trường hợp 2: Gia hạn hợp đồng do các sự thay đổi cơ bản về hoàn cảnh
Điều 420. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản:
“1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng;
b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh;
c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;
d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.”
Theo đó, trường hợp được xác định là hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi đáp ứng đầy đủ điều kiện: hoàn cảnh thay đổi do nguyên nhân khách quan: thiên tai, dịch bệnh… hai bên phải không lường trước được sự thay đổi đó và nếu biết trước thì hợp đồng sẽ không được giao kết hoặc giao kết với một nội dung khác; các bên đã sử dụng mọi biện pháp cần thiết mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu được mức độ ảnh hưởng lợi ích. Như vậy, nếu đáp ứng tất cả các điều kiện trên thì sẽ được xác định là sự thay đổi cơ bản về hoàn cảnh. Vì vậy, pháp luật quy định bên lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đảm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
Quy định pháp luật về thông báo gia hạn hợp đồng
Mặc dù pháp luật về hợp đồng không bắt buộc các bên phải thực hiện việc gia hạn hợp đồng (gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng) nhưng nếu các bên có nguyện vọng và cùng thỏa thuận về việc gia hạn hợp đồng thì các bên có thể gia hạn hợp đồng thông qua việc ký kết phụ lục hợp đồng.
Phụ lục hợp đồng, theo quy định tại Điều 403 Bộ luật Dân sự năm 2015, được hiểu là văn bản kèm theo hợp đồng chính, được dùng để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng sẽ có hiệu lực giống như hợp đồng chính đã được giao kết.
Phụ lục hợp đồng sẽ có nội dung phù hợp với nội dung của hợp đồng chính đã giao kết. Trường hợp trong nội dung phụ lục hợp đồng trái với nội dung hợp đồng chính đã giao kết thì nội dung điều khoản này sẽ không có hiệu lực pháp lý, trừ trường hợp các bên chấp thuận nội dung này thì điều khoản này được coi là trường hợp phụ lục hợp đồng sửa đổi bổ sung hợp đồng chính.
Hiện nay, đối với vấn đề về phụ lục gia hạn hợp đồng, trong quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 chỉ quy định chung về phụ lục hợp đồng mà không có khái niệm hay quy định riêng về phụ lục gia hạn hợp đồng, nhưng có thể hiểu, phụ lục gia hạn hợp đồng, là văn bản phụ lục có nội dung nhằm kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng thêm một thời gian theo sự thỏa thuận của các bên.
Việc ký phụ lục hợp đồng nhằm gia hạn hợp đồng hoàn toàn dựa trên nội dung thỏa thuận của hai bên khi hợp đồng gần hết hạn. Tuy nhiên, đối với một số loại hợp đồng cụ thể thì việc quy định phụ lục hợp đồng nói chung và phụ lục hợp đồng nhằm gia hạn hợp đồng nói riêng cũng có những quy định riêng nhất định. Cụ thể:
Trong hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng cũng được xác định là một bộ phận của hợp đồng lao động, có hiệu lực như hợp đồng lao động. Phụ lục hợp đồng lao động có thể dùng để quy định chi tiết thêm một số điều khoản được quy định trong hợp đồng chính hoặc dùng để sửa đổi, bổ sung thêm một số nội dung của hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, đối với việc ký kết phụ lục hợp đồng nhằm gia hạn thời hạn hợp đồng lao động thì tại Điều 5 Nghị định 05/2015/NĐ-CP có quy định chỉ được sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động. Đồng thời việc ký phụ lục hợp đồng này không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết. Tuy nhiên quy định này là ngoại lệ, không áp dụng đối với trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong thời gian nhiệm kỳ.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định pháp luật về thông báo gia hạn hợp đồng” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là soạn thảo hồ sơ xin trích lục bản đồ địa chính vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm:
- Truy thu thuế sàn thương mại điện tử như thế nào?
- Quy định mới về đánh thuế đất năm 2023 như thế nào?
- Trình tự thủ tục miễn thuế môn bài năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 401 Bộ Luật dân sự 2015, hợp đồng dân sự có hiệu lực như sau:
Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng
“1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.”
Các loại hợp đồng dân sự hiện nay
Căn cứ Điều 402 Bộ Luật Dân sự 2015, các loại hợp đồng dân sự có thể kể đến như sau:
Điều 402. Các loại hợp đồng chủ yếu
Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:
Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.
Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định
Hợp đồng chấm dứt khi hợp đồng được hoàn thành:
Là trường hợp các bên trong hợp đồng đã thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận.
Hợp đồng chấm dứt theo sự thỏa thuận:
Trường hợp hợp đồng chấm dứt khi các quyền và nghĩa vụ chưa được thực hiện hoặc chưa được thực hiện xong.
Hợp đồng chấm dứt khi cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện.
Thông thường, khi chủ thể giao kết hợp đồng là cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại sẽ xảy ra hai trưòng hợp:
Hợp đồng vẫn có giá trị nếu hợp đồng có thể do cá nhân, pháp nhân khác thực hiện. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì hợp đồng vẫn chấm dứt nếu việc thực hiện hợp đồng không thể chuyển giao cho chủ thể khác. Ví dụ, cá nhân giao kết hợp đồng chết nhưng không có người thừa kế tiếp tục thực hiện hợp đồng;
Hợp đồng sẽ chấm dứt nếu như hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện. Đây là trường hợp việc thực hiện hợp đồng gắn liền với nhân thân của chủ thể giao kết, hoặc liên quan tới những bí mật mà chỉ những người giao kết hợp đồng mới có thể thực hiện được.
Hợp đồng bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt
Mặc dù việc hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đều làm cho hợp đồng không còn tồn tại trên thực tế, nhưng về bản chất thì việc chấm dứt này lại khác nhau. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có giá trị từ thòi điểm giao kết, tức là coi như chưa có hợp đồng phát sinh trên thực tế. Hậu quả pháp lý của hợp đồng bị hủy bỏ được giải quyết giống như hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chỉ không có giá trị đối với phần hợp đồng chưa được thực hiện. Phần hợp đồng đã được thực hiện vẫn có giá trị pháp lý.
Hợp đồng chấm dứt do đối tượng không còn
Đối tượng của hợp đồng là điều khoản cơ bản của mọi hợp đồng. Việc thỏa thuận rõ hay không rõ về đối tượng của hợp đồng sẽ làm ảnh hưởng đến việc hình thành hợp đồng. Nếu không thỏa thuận rõ về đốỉ tượng thì hợp đồng không được hình thành. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên thỏa thuận rõ về đối tượng của hợp đồng nhưng vì lý do chủ quan hoặc khách quan dẫn đến đối tượng hợp đồng không còn thì hợp đồng sẽ chấm dứt. Tùy từng trường hợp mà các bên có thể phải chịu trách nhiệm về việc đối tượng của hợp đồng không còn.
Một điểm mới về các căn cứ chấm dứt hợp đồng trong BLDS năm 2015 đó là hợp đồng có thể chấm dứt khi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi cơ bản.
Cũng giống như việc sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, việc chấm dứt hợp đồng cũng cần có điều kiện nhất định như: (i) Hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 420 BLDS; (ii) Một bên bị ảnh hưởng đến lợi ích do hoàn cảnh thay đổi; (iii) Các bên không thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 nói trên, hợp đồng cũng sẽ bị chấm dứt trong các trường hợp do pháp luật quy định. Ví dụ, hợp đồng không thể thực hiện được vì lý do khách quan (A thuê B cày ruộng bãi, nhưng mưa lũ đã làm lở toàn bộ diện tích ruộng bãi của A xuống sông).
Như vậy, BLDS 2015 đã quy định sáu trường hợp cơ bản, thường gặp làm chấm dứt hợp đồng. Ngoài ra vẫn có quy định mở để bao quát cả những trường hợp khác nếu được luật khác quy định.