Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không chỉ đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư mà còn đem lại những lợi ích cho nền kinh tế thị trường trong nước khi mở rộng kinh doanh, nâng cao trình độ nguồn nhân lực và tiếp cận công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, nhà đầu tư và dự án cũng phải đáp ứng những diều kiện pháp luật trong nước. Vậy quy định pháp luật về đầu tư ra nước ngoài nước ta hiện nay như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về đầu tư ra nước ngoài
Luật đầu tư 2020 không định nghĩa cụ thể thế nào là đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên khoản 13 điều 3 Luật đầu tư 2020 có giải thích về hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
- Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc đầu tư ra nước ngoài.
- Hoạt động đầu tư ra nước ngoài không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
- Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc được tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài; trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên và không thuộc dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định.
- Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Các hình thức đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài:
- Thành lập chi nhánh công ty tại nước ngoài;
- Thành lập công ty tại nước ngoài;
- Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;
- Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;
- Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
- Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Các loại dự án đầu tư ra nước ngoài
Theo số vốn góp, nhà đầu tư ra nước ngoài được chia thành 4 loại như sau:
- Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài dưới 20 tỷ đồng.
- Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài trên 20 tỷ đồng. (Xin ý kiến của Ngân hàng nhà nước Việt Nam).
- Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Thủ tướng chính phủ:
- Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
- Dự án đầu tư không thuộc ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên).
- Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Quốc Hội:
- Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
- Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Trình tự thực hiện thủ tục xin Giấy phép đầu tư ra nước ngoài
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầu tư ra nước ngoài:
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài bao gồm các tài liệu sau:
- Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài (theo mẫu);
- Hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý:
- Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
- Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức. Tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư gồm một trong các giấy tờ sau đây: Giấy phép đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc quyết định thành lập.
- Đề xuất dự án đầu tư;
- Bản sao một trong các tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư:
- Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản của tổ chức tín dụng được phép cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư;
- Quyết định đầu tư ra nước ngoài;
- Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, khoa học và công nghệ, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán, Luật khoa học và công nghệ, Luật kinh doanh bảo hiểm.
Bước 2: Nộp hồ sơ đầu tư ra nước ngoài
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.
- Đối với dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.
- Đối với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước (trong 05 ngày). Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định (trong vòng 90 ngày) và Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội (trước khai mạc kỳ họp Quốc hội 60 ngày).
Bước 4: Cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài.
Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài như sau
- Mã số dự án đầu tư.
- Nhà đầu tư.
- Tên dự án đầu tư, tên tổ chức kinh tế ở nước ngoài (nếu có).
- Mục tiêu, địa điểm đầu tư.
- Hình thức đầu tư, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư, tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
- Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư.
- Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).
Bước 5: Đăng ký giao dịch ngoại hối
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư thực hiện đăng ký giao dịch ngoại hối tại Ngân hàng nhà nước về nhà đầu tư, vốn đầu tư, tài khoản vốn đầu tư mở tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện hoạt động đầu tư tại nước ngoài và tiến độ chuyển vốn đầu tư bằng tiền ra nước ngoài.
Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
- Đơn đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài (theo mẫu tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 12/2016/TT-NHNN).
- Bản sao được cấp từ sổ sốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
- Bản sao tiếng nước ngoài, bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của nhà đầu tư về tính chính xác của bản sao và bản dịch) văn bản chấp thuận hoặc cấp phép đầu tư do cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư cấp hoặc tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
- Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về việc mở tài khoản vốn đầu tư của nhà đầu tư trong đó nêu rõ số tài khoản, loại ngoại tệ.
- Bản chính văn bản xác nhận của tổ chức tín dụng được phép về số tiền nhà đầu tư đã chuyển ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để đáp ứng các chi phí cho hoạt động hình thành dự án đầu tư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật đối với trường hợp đã chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
- Văn bản giải trình về nhu cầu chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với trường hợp chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài bằng đồng Việt Nam.
Bước 6: Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
Sau khi đăng ký xong giao dịch ngoại hối nhà đầu tư chuyển tiền vốn đầu tư ra nước ngoài theo tiến độ dự án đã đăng ký.
Ngoài ra, nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ quy định pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài được nhanh chóng và thuận lợi.
Bước 7: Thực hiện chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư để thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
Mời bạn tham khảo
- Những điều cần biết về tài sản sau ly hôn
- Giải quyết khi mua đất dính quy hoạch
- Thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con tại việt nam
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về “Quy định pháp luật về đầu tư ra nước ngoài năm 2022 như thế nào?” Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong tư vấn thủ tục đăng ký khai sinh hay tư vấn cách soạn thảo tờ đăng ký lại khai sinh…. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102 để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài nhưng nhà đầu tư chưa thực hiện đúng tiến độ góp vốn ra nước ngoài thì phải làm thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.
Đối tượng nào được phép đầu tư ra nước ngoài gồm:
• Doanh nghiệp.
• Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
• Tổ chức tín dụng thành lập, hộ kinh doanh.
• Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam.
• Các tổ chức khác thực hiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
• Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Luật Đầu tư 2020 và các điều ước quốc tế có liên quan.
• Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
• Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.