Hiện nay không hiếm găp những tình huống xây dựng trái phép ở Việt Nam đã gây ảnh hưởng tới trật tự quản lý xây dựng hay chính sách đất đai nhà ở. Những công trình, dự án, xây dựng nhà trái phép này cho tới xây dựng cơ sở thờ tự trái phép, biệt thự, chung cư, cơ sở tôn giáo, nhà xưởng, biệt phủ, trường học, hay nhiều công trình khác… Kế hoạch sử dụng đất được xem như việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian nhằm để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Xây dựng trái phép trên đất quy hoạch” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật Xây dựng 2014
Khái niệm xây dựng trái phép trên đất quy hoạch
Xây dựng trái phép là khái niệm dùng để chỉ những trường hợp xây dựng nhà ở, công trình mà không có giấy xin phép xây dựng được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền (như Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện), trừ một số trường hợp đặc biệt là được miễn cấp giấy xin phép xây dựng (như những công trình thuộc vào bí mật quốc gia, những công trình phụ xây tạm để phục vụ cho một công trình chính…), khi đó thì chủ đầu tư / chủ hộ phải thông báo đến chính quyền địa phương nơi thi công để cơ quan có thẩm quyền lưu hồ sơ và theo dõi.
Xây dựng trái phép trên đất quy hoạch là trường hợp mà khu đất đó đã thuộc diện giải tỏa quy hoạch theo dự án định kì của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do đó những công trình và khu đất đó phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch đã đuộc phê duyệt và chấp thuận trước đó. Đây được coi là trường hợp xây dựng trái phép, chứ không thuộc những trường hợp không cần phải xin giấy phép, vì thế đây được xem là xây dựng trái phép trên đất quy hoạch, nếu không tự giác dỡ bỏ thì sẽ bị cưỡng chế phá dỡ những công trình đang tồn tại trên đất quy hoạch đó mà không đặt ra vấn đề bồi thường.
Đất thuộc quy hoạch có được xây dựng mới không?
Đối với công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ thuộc trường hợp quy định Luật Xây dựng và đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì:
Không cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới mà chỉ cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo.
Trường hợp sau 03 năm kể từ ngày công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố mà không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì:
Người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 94 Luật Xây dựng 2014.
Như vậy, đất thuộc quy hoạch sẽ không được xây dựng mới mà chỉ cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để sửa chữa, cải tạo trừ trường hợp nêu trên.
Các loại đất không được phép xây dựng
Hiện nay, có rất nhiều trường hợp xây dựng trái phép trên đất công, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất quốc phòng, đất rừng, đất quy hoạch, lối đi chung và đất của người khác do không nắm rõ được các quy định về các loại đất không được phép xây dựng.
Theo quy định tại Điều 6 khoản 1 Luật Đất đai 2013 thì nguyên tắc sử dụng đất phải đảm bảo: “Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất”. Do đó, nhiều loại đất không có mục đích sử dụng làm đất ở, xây dựng nên nếu bạn muốn xây dựng phải chuyển mục đích sử dụng đất và được phép của cơ quan có thẩm quyền.
Mặt khác khoản 3, Điều 12 Luật xây dựng 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm xác định đất không được phép xây dựng là loại đất nào. Cụ thể quy định về đất không được phép xây dựng bao gồm:
- Xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng;
- Xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này.
Đồng thời, các loại đất không được được phép xây dựng nếu không thuộc đất có quy định mục đích sử dụng đất cho xây dựng. Trong đó, theo quy định phân loại đất theo mục đích sử dụng tại Điều 3 Luật Đất đai 2013 có phân nhóm thành: Đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.
Trong đó:
– Đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng sẽ không được phép xây dựng công trình, trừ công trình tạm lán trại phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích có thể được phép xây dựng đối với các trường hợp:
“a) Xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng quy định tại điểm a khoản này;
c) Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương.”
(Khoản 2 Điều 132 Luật Đất đai 2013)
– Đối với các loại đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất làm muối, đất mặt nước… sẽ không được phép xây dựng công trình nhà ở.
Mọi hành vi xây dựng nhà trên các loại đất này đều được xem là xây dựng trái phép và sẽ bị áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định.
– Đối với các loại đất phi nông nghiệp sẽ được phép xây dựng các công trình nhà ở phụ thuộc vào từng quy định cụ thể đối với các từng loại đất phi nông nghiệp.
Trừ đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh sẽ áp dụng theo quy chế riêng.
Như vậy, có thể thấy thế nào là đất không được phép xây dựng, tuy nhiên quy định về đất không được phép xây dựng hiện nay như thế nào, đất không được phép xây dựng là loại đất nào vẫn còn khá phức tạp. Vì vậy, khi xây cất nhà ở, các công trình nên tìm hiểu xem loại đất đó là đất phục vụ cho mục đích gì, nhóm đất nào và có phải xin cấp giấy phép xây dựng hay không, có thuộc nhóm được cấp giấy phép xây dựng theo quy định hiện hành hay không để tránh những sai phạm trong việc xây dựng nhà ở công trình, vi phạm pháp luật.
Mức phạt khi xây dựng trái phép trên đất quy hoạch
Thứ nhất, thửa đất thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng chức năng hoặc phân khu xây dựng chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực chức năng đã được phê duyệt, công bố bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Thứ hai, việc xây dựng phù hợp với quy mô công trình do ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định với từng khu vực và thời hạn tồn tại công trình phù hợp với kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng, quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được phê duyệt bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Thứ ba, việc xây dựng phù hợp với mục đích sử dụng đất ghi trên giấy chứng minh quyền sử dụng đất;Thứ tư, chủ đầu tư cam kết phá dỡ công trình khi đến hạn ghi trong giấy phép và khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất. Trong trường hợp chủ đầu tư không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và sẽ phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc phá dỡ. Trong trường hợp quy hoạch xây dựng chưa được triển khai khi quá thời hạn ghi trên giấy phép xây dựng tạm thì chủ đầu tư tiếp tục được phép sử dụng công trình cho đến khi cơ quan Nhà nước có quyết định thu hồi đất. Việc hỗ trợ khi phá dỡ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, chủ đầu tư cam kết phá dỡ công trình khi đến hạn ghi trong giấy phép và khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất. Trong trường hợp chủ đầu tư không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và sẽ phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc phá dỡ. Trong trường hợp quy hoạch xây dựng chưa được triển khai khi quá thời hạn ghi trên giấy phép xây dựng tạm thì chủ đầu tư tiếp tục được phép sử dụng công trình cho đến khi cơ quan Nhà nước có quyết định thu hồi đất. Việc hỗ trợ khi phá dỡ được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Đất quy hoạch giao thông có được tách thửa không?
- Đất quy hoạch 1/500 có được tách thửa không?
- Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị năm 2023 là gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Xây dựng trái phép trên đất quy hoạch”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Đăng ký bảo hộ thương hiệu Bắc Giang. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi bị người khác ngang nhiên xây dựng trái phép trên đất của mình thì để đòi lại quyền lợi có thể chọn 2 cách: tố cáo theo Luật Tố cáo 2018 hoặc khởi kiện dân sự theo Luật Tố tụng dân sự 2015 và Luật Đất đai 2013.
Cách 1: Điều 22 của Luật tố cáo 2018 quy định; việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan; tổ chức có thẩm quyền và quy định của Luật Tố cáo 2018 thì quy trình giải quyết tố cáo sẽ được thực hiện như sau:
– Tiếp nhận; xử lý thông tin tố cáo.
– Xác minh nội dung tố cáo.
– Kết luận nội dung tố cáo.
– Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo.
– Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
Cách 2: Tiến hành khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của Luật Tố tụng dân sự 2015.
Cụ thể, theo Điều 35 Luật Tố tụng dân sự 2015; Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai. Khi các tình huống tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 37 Luật Tố tụng dân sự 2015.
Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
Xác minh nội dung tố cáo;
Kết luận nội dung tố cáo;
Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;
Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.