Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ được coi là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền sử dụng, quyền chiếm hữu, quyền định đoạt công nghệ cho cá nhân, tổ chức khác. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ bởi quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo cơ quan quan có thẩm quyền và được quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Chuyển giao công nghệ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Chủ thể có quyền chuyển giao công nghệ
Bao gồm:
– Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ.
– Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sử dụng công nghệ có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.
– Tổ chức, cá nhân có công nghệ là đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.
Đối tượng của chuyển giao công nghệ
Đối tượng công nghệ được chuyển giao
– Bí quyết kỹ thuật (là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ);
– Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu;
– Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ.
Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp.
Đối tượng công nghệ được khuyến khích chuyển giao
– Tạo ra sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao;
– Tạo ra ngành công nghiệp, dịch vụ mới;
– Tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu;
– Sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo;
– Bảo vệ sức khỏe con người;
– Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh
– Sản xuất sạch, thân thiện môi trường;
– Phát triển ngành, nghề truyền thống.;
Đối tượng công nghệ hạn chế chuyển giao
– Bảo vệ lợi ích quốc gia;
– Bảo vệ sức khỏe con người;
– Bảo vệ giá trị văn hoá dân tộc;
– Bảo vệ động vật, thực vật, tài nguyên, môi trường;
– Thực hiện quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Đối tượng công nghệ cấm chuyển giao
– Công nghệ không đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
– Công nghệ tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế – xã hội và ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Công nghệ không được chuyển giao theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Hình thức chuyển giao công nghệ
a. Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập;
b. Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng sau đây:
– Dự án đầu tư;
– Hợp đồng nhượng quyền thương mại;
– Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
– Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ;
c. Hình thức chuyển giao công nghệ khác theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng chuyển giao công nghệ
a. Hình thức của hợp đồng chuyển giao công nghệ: là bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương văn bản, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
b. Hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm những nội dung chính sau đây:
– Tên hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó ghi rõ tên công nghệ được chuyển giao;
– Đối tượng công nghệ được chuyển giao, sản phẩm do công nghệ tạo ra;
– Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ;
– Phương thức chuyển giao công nghệ;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Giá, phương thức thanh toán;
– Thời điểm, thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
– Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng (nếu có);
– Kế hoạch, tiến độ chuyển giao công nghệ, địa điểm thực hiện chuyển giao công nghệ;
– Trách nhiệm bảo hành công nghệ được chuyển giao;
– Phạt vi phạm hợp đồng;
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
– Pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp;
– Cơ quan giải quyết tranh chấp;
– Các thoả thuận khác không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
c. Đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ
Các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ có quyền đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ tại cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền làm cơ sở để được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm:
– Đơn đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ;
– Bản gốc hoặc bản sao hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Quyền chuyển giao công nghệ
Theo Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thì quyền chuyển giao công nghệ như sau:
“Điều 7. Quyền chuyển giao công nghệ
1. Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.
3. Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
a) Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
b) Quyền chuyển giao tiếp quyền sử dụng công nghệ của bên nhận chuyển giao cho bên thứ ba.”
– Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
– Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.
– Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
+ Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
+ Quyền chuyển giao tiếp quyền sử dụng công nghệ của bên nhận chuyển giao cho bên thứ ba.
Mời các bạn xem thêm bài viết
Thông tin bài viết
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Chuyển giao công nghệ” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là xác nhận tình trạng hôn nhân…. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Về đối tượng chuyển giao công nghệ, Điều 4 Luật chuyển giao công nghệ 2014 như sau:
Điều 4. Đối tượng công nghệ được chuyển giao
“1. Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:
a) Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
b) Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
c) Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
d) Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
2. Trường hợp đối tượng công nghệ quy định tại khoản 1 Điều này được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.”
Như vậy, chúng ta có thể thấy nếu công nghệ thuộc đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ, việc chuyển giao công nghệ này phải được tiến hành cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo Luật Sở hữu trí tuệ.
Hình thức chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 5 của Luật Chuyển giao công nghệ như sau:
Điều 5. Hình thức chuyển giao công nghệ
“1. Chuyển giao công nghệ độc lập.
2. Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư;
b) Góp vốn bằng công nghệ;
c) Nhượng quyền thương mại;
d) Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.
3. Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.
4. Việc chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật này.”
Như vậy liên quan đến sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, về hình thức chuyển giao công nghệ thì chúng ta có thể thấy có:
Chuyển giao công nghệ độc lập
Chuyển giao phần chuyển giao công nghệ một cách gián tiếp như góp vốn bằng công nghệ, nhượng quyền thương mại, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, mua,bán máy móc,…
Trong đó, liên quan đến sở hữu trí tuệ, Khoản 4 Điều 5 có quy định nếu chuyển giao công nghệ dưới hình thức chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ thì “thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật này”