Hoạt động vay và cho vay là một loại giao dịch dân sự khá phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì các bên trong quan hệ này chỉ được cho vay với một mức lãi suất nhất định. Các trường hợp cho vay quá quy định (cho vay nặng lãi) có thể bị xử lý, đặc biệt bước sang năm 2022, nước ta đã có những quy định mới về cho vay nặng lãi. Để tìm hiểu chúng là gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật Sư X:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Bước sang năm 2022, Nhà nước đã ban hành các quy định mới về cho vay nặng lãi như sau:
3 trường hợp cho vay nặng lãi bị phạt nặng từ 2022
Trước đây, Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh trật tự chỉ có duy nhất một quy định liên quan đến cho hành vi vay nặng lãi là phạt tiền từ 05 – 15 triệu đồng nếu vay tiền có cầm cố tài sản với lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay tại khoản 3 Điều 11.
Tuy nhiên, từ 01/01/2022, Nghị định 144/2021/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thay thế Nghị định 167 đã bãi bỏ quy định trên.
Cụ thể, Nghị định mới quy định phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với các hành vi:
– Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản với lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;
– Không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản với lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;
– Lợi dụng việc tổ chức họ để cho vay lãi nặng mà lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Mức lãi suất cho vay theo quy định của pháp luật
Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự như sau:
Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Như vậy, theo quy định trên thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay; trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Vậy nên, từ năm 2022, nếu cho vay với lãi suất vượt quá 20%/năm, các hiệu cầm đồ; các đối tượng kinh doanh dịch vụ cho vay lấy lãi nhưng không đăng ký kinh doanh; và các đối tượng lợi dụng tổ chức họ để cho vay lãi nặng; đều có thể bị phạt đến 20 triệu đồng.
Hướng dẫn mới của Tòa án nhân dân tối cao về Tội cho vay lãi nặng
Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, có hiệu lực kể từ ngày 24/12/2021; hướng dẫn xác định số tiền thu lợi bất chính để xử lý trách nhiệm hình sự như sau:
– Trường hợp cho vay nặng lãi đã hết thời hạn vay theo thỏa thuận thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự gồm tiền lãi và các khoản thu trái phép mà người vay phải trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của BLDS trong cả kỳ hạn vay.
– Trường hợp cho vay lãi nặng chưa hết thời hạn vay theo thỏa thuận mà bị phát hiện thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi; và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay; sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của BLDS; tính đến thời điểm cơ quan có thẩm quyền phát hiện và ngăn chặn.
– Trường hợp bên vay đã trả tiền lãi trước hạn và các khoản thu trái pháp luật khác thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi; và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay thực tế đã trả cho người cho vay; sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của BLDS.
Có thể bạn quan tâm:
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Quy định mới về cho vay nặng lãi áp dụng từ 2022. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản là tỉ lệ nhất định mà bên vay phải trả thêm vào số tài sản; hoặc số tiền đã vay tính theo đơn vị thời gian. Lãi suất thường được tính theo tuần, tháng; hoặc năm do các bên thoả thuận; hoặc do pháp luật quy định. Căn cứ vào lãi suất; số tiền vay và thời gian vay mà bên vay phải trả một số tiền nhất định (tiền lãi); số tiền này tỉ lệ thuận với lãi suất số tiền đã vay và thời gian vay.
Cho vay nặng lãi là cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất tối đã được pháp luật quy định. Theo đó nếu trường hợp bên vay không trả được nợ; bên cho vay khởi kiện ra Tòa án thì Tòa án chỉ bảo vệ quyền lợi của bên cho vay trong phạm vi lãi suất mà pháp luật quy định. Phần vượt quá lại suất mà pháp luật cho phép sẽ không được bảo vệ.
Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015: Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với “lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất” quy định trong Bộ luật dân sự; thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.