Các phương thức xử lí tài sản đảm bảo có thể kể đến như bán đấu giá tài sản, bên nhận đảm bảo tự bán tài sản, bên nhận đảm bảo khi nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ. Bên đảm bảo và bên nhân đảm bảo phải có quyền thỏa thuận những phương thức xử lí tài sản. Nếu như cả hai bên không có thỏa thuận thì biện pháp bán đấu giá tài sản sẽ được áp dụng. Còn với cơ chế xử lý tài sản bảo đảm bằng biện pháp như tố tụng thì ngân hàng phải khởi kiện đòi nợ vay tại tòa án nhân dân có thẩm quyền hay tại trọng tài thương mại; sau khi có quyết định hay bản án đã có hiệu lực thì sẽ phải thông qua cơ quan thi hành án để thực hiện kê biên, cưỡng chế và bán đấu giá tài sản bảo đảm. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm về tài sản đảm bảo
Tài sản bảo đảm (hay tài sản thế chấp, cầm cố) là tài sản mà một bên dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự với một bên khác. Trong đó, tài sản thế chấp là tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai.
Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất. Và giá trị tài sản thế chấp có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Ngoài ra, theo Bộ luật Dân sự 2015, một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện cho nhiều nghĩa vụ nếu thỏa mãn các điều kiện:
– Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, bao gồm các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản gắn liền với đất khác.
– Giá trị quyền sử dụng đất mà pháp luật có quy định.
– Tàu biển theo quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, máy bay theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp cần phải thế chấp.
– Tài sản hình thành trong tương lai như: bất động sản hình thành sau thời điểm ký giao dịch thế chấp và sẽ thuộc quyền sở hữu của khách hàng như: lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, công trình xây dựng, các bất động sản khác mà bên thế chấp có quyền nhận.
Ngoài ra còn có một số tài sản giá trị trung bình khác như: ô tô, xe máy, sổ tiết kiệm, sổ lương…
Nguyên tắc xác định tài sản đảm bảo
Nguyên tắc xác định tài sản bảo đảm nói chung và nói riêng, xác định tài sản thế chấp, được thiết lập theo Điều 295 Bộ luật dân sự năm 2015.
‘’Điều 295. Tài sản bảo đảm
1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.’’
Tuy nhiên, việc xác định thời điểm đảm bảo cả ba điều kiện không được nêu rõ. Do đó, khi thực hiện, bên đảm bảo và bên nhận đảm bảo có thể thỏa thuận về thời điểm quan trọng nhất định phải đáp ứng ba điều kiện chứ không cần thiết phải đáp ứng mọi thời điểm.
Tại khoản 1 Điều 295 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định: “Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu”. Như vậy trừ trường hợp cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu, tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm.
Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
Căn cứ Điều 299 Bộ luật Dân sư năm 2015 quy định:
“Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm
1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.”
Theo đó, tài sản dùng để bảo đảm cho việc vay ngân hàng sẽ được xử lý nếu:
– Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
– Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
– Vi phạm các điều khoản theo thỏa thuận của các bệnh hoặc luật có quy định.
Phương thức xử lý tài sản bảo đảm
Căn cứ Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp như sau:
“Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
Thứ tự thanh toán cho các bên cùng nhận tài sản bảo đảm
Điều 308 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm:
“Điều 308. Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm
1. Khi một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:
a) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thú ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng
b) Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phắt sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
c) Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phất sinh hiệu lực đối kháng với người thú ba thì thú tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
2. Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền“
Các biện pháp bảo đảm được đăng ký đúng thủ tục theo quy định của pháp luật luôn có hiệu lực ưu tiên đối với bên thứ ba. Tuy nhiên, trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm được xác định như sau:
– Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Đây là trường hợp được đăng ký phù hợp với quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 297 của BLDS. Thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng tức là thứ tự đăng ký hoặc việc nắm giữ, chiếm giữ hợp pháp của bên nhận bảo đảm.
– Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba: đây là trường hợp có biện pháp được đăng ký theo quy định, có biện pháp bảo đảm không tự nguyện đăng ký. Trường hợp này thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được đăng ký hoặc nắm giữ, chiếm giữ hợp pháp được thanh toán trước; sau đến các nghĩa vụ được bảo đảm nhưng không đăng ký biện pháp bảo đảm.
– Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba: Đây là các trường hợp không được đăng ký biện pháp bảo đảm, trừ biện pháp bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản, do đó thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
Tuy nhiên, phấp luật cũng cho phép các bên thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được ưu tiên thanh toán trong phạm vi bảo đảm của bên mà mình thế quyền.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Quy định về tài sản bảo đảm tiền vay thế nào?
- Ủy quyền xử lý tài sản bảo đảm như thế nào?
- Quy định cho vay không có tài sản bảo đảm
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Đăng ký bản quyền Tp Hồ Chí Minh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bước 1. Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và xác định giá trị thị trường hoặc phi thị trường làm cơ sở thẩm định giá.
Bước 2. Lập kế hoạch thẩm định giá.
Bước 3. Khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
Bước 4. Phân tích thông tin.
Bước 5. Xác định giá trị tài sản cần thẩm định giá.
Bước 6. Lập báo cáo kết quả thẩm định giá, chứng thư thẩm định giá và gửi cho khách hàng, các bên liên quan
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Các quyền tài sản được sử dụng để đảm bảo nghĩa vụ:
Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
Quyền bề mặt, quyền hưởng dụng;
Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng;
Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên;
Quyền tài sản phát sinh từ quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, hoạt động khoa học, công nghệ.
Đồng thời, những tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
Cơ sở pháp lý: Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015; Điều 8, Điều 10, Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 17 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ