Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Dung Hồng, tôi dự định sắp tới sẽ thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu đồ Trung Quốc. Với đặc thù là vận chuyển hàng qua biên giới nên vấn đề đảm bảo an ninh, thực hiện đầy đủ các trình tự thủ tục để qua cửa khẩu, hải quan kiểm tra rất quan trọng. Đây cũng là lần đầu tôi trực tiếp làm việc này nên tôi khá bỡ ngỡ việc mở tờ khai hải quan, không rõ cần thực hiện ra sao. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi quy định mở tờ khai hải quan như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Quy định mở tờ khai hải quan như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Hải quan 2014
- Thông tư 38/2015/TT-BTC
Tờ khai hải quan là gì?
Tờ khai hải quan là văn bản mà ở đó, chủ hàng hóa (người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu) hoặc chủ phương tiện phải kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng khi tiến hành xuất khẩu, nhập khẩu ra vào lãnh thổ Việt Nam.
Khi một doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hay nhập khẩu một mặt hàng nào đó thì khai tờ khai hải quan là một trong những bước bắt buộc phải thực hiện. Nếu không truyền tờ khai Hải quan thì mọi hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu đều bị dừng lại.
Quy định mở tờ khai hải quan như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật Hải quan 2014 quy định về khai hải quan theo đó:
– Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí thông tin tờ khai hải quan.
– Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ.
– Tờ khai hải quan đã đăng ký có giá trị làm thủ tục hải quan. Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định khác.
– Người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan được thực hiện khai bổ sung trong các trường hợp sau đây:
+ Đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan: trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;
+ Đối với hàng hóa đã được thông quan: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm.
Quá thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người khai hải quan mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
– Người khai hải quan được nộp tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan để thông quan và hoàn chỉnh tờ khai hải quan trong thời hạn quy định tại Điều 43 và Điều 50 của Luật này, khai một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần trong một thời gian nhất định đối với mặt hàng nhất định.
– Hàng hóa đang được làm thủ tục hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng vẫn đang chịu sự giám sát hải quan, người khai hải quan được thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.
Khai sai tờ khai hải quan sẽ phải chịu mức xử phạt như thế nào?
Đối với chủ thể là cá nhân
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 47 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội trốn thuế như sau:
Tội trốn thuế
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
…
e) Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
Như vậy, hành vi khai sai tờ khai hải quan bị xem là hành vi trốn thuế và sẽ bị xử lý hình sự nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
– Không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan
– Thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Số tiền trốn thuế từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hoặc
+ Số tiền trốn thuế dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Nếu hành vi khai sai tờ khai hải quan mà đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên thì có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Đối với các hành vi trốn thuế với số tiền từ 300 triệu đồng trở lên hoặc hành vi có tính chất mức độ nguy hiểm cao (như có tổ chức, tái phạm nguy hiểm,…) còn có thể bị phạt tiền từ từ 500 triệu đến 4,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 đến 07 năm.
Đối với pháp nhân
Hành vi khai sai tờ khai hải quan của pháp nhân sẽ bị xử lý hình sự đối với tội trốn thuế khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa được thông quan;
– Thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Số tiền trốn thuế từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hoặc
+ Số tiền trốn thuế từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Pháp nhân phạm tôi trốn thuế sẽ bị phạt tiền hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn tùy vào mức độ và tính chất của hành vi.
Lưu ý: trong trường hợp cá nhân khai sai tờ khai hải quan những đã khai bổ sung trước khi cơ quan hải quan phát hiện hoặc trước khi có quyết định kiểm tra hàng hóa sau thông quan thì sẽ không bị xử lý hình sự.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định mở tờ khai hải quan như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như soạn thảo Xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Quy định về Điều 16 Hồ sơ hải quan như thế nào?
- Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh theo quy định 2022
- Hủy tờ khai hải quan nhập khẩu như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 30 Luật Hải quan 2014 thì phương thức đăng ký tờ khai hải quan gồm:
– Tờ khai hải quan điện tử được đăng ký theo phương thức điện tử;
– Tờ khai hải quan giấy được đăng ký trực tiếp tại cơ quan hải quan.
Một tờ khai hải quan sẽ bao gồm nhiều mục. Tuy nhiên, nội dung cơ bản và quan trọng nhất nằm ở phần giữa tờ khai. Ở đây, bạn sẽ thấy tham số chiếu, số tờ khai đăng ký bên đơn vị bưu cục hải quan và ngày giờ gửi chi tiết. Ở góc bên phải của tờ khai, bạn sẽ quan sát thấy có 2 phần rõ ràng. Phần A sẽ áp dụng cho người kê khai hải quan và tính thuế. Còn phần B sẽ áp dụng cho bên đơn vị chi cục hải quan.
Hiện nay, khi sử dụng phần mềm VNACCS, người khai sẽ sử dụng tờ khai điện tử để kê khai hàng hoá. Hay nói cách khác, việc kê khai thông tin về lô hàng sẽ được in trực tiếp từ phần mềm của chi cục hải quan.
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định như sau:
Điều 19. Đăng ký tờ khai hải quan
1. Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan
a) Hàng hóa xuất khẩu được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng;
b) Hàng hóa nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến;
c) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình một số loại hình cụ thể thì địa điểm đăng ký tờ khai thực hiện theo từng loại hình tương ứng quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.