Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Tuấn, hiện nay nhà tôi đang bị đường dây điện cao áp chạy qua quá nhiều, tạo nên đống dây tụ lại ngay sát nóc nhà. Điều này vô cùng nguy hiểm, trước đây đã có lần xảy ra chập cháy và may phát hiện kịp thời nên không bị sao. Tôi có kiến nghị về việc nên di dời đường điện hay đền bù cho gia đình tôi sau khi xảy ra sự cố bất ngờ, nhưng tới nay vẫn chưa có phản hồi. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi về quy định luật đền bù đường dây điện khi đi qua nhà ở, công trình như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Quy định luật đền bù đường dây điện khi đi qua nhà ở, công trình?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 14/2014/NĐ-CP
- Nghị định 51/2020/NĐ-CP
Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc sử dụng đất cho công trình điện lực?
Tại Điều 12 Luật Điện lực 2014 quy định cụ thể như sau:
“Điều 12. Sử dụng đất cho các công trình điện lực
1. Căn cứ quy hoạch phát triển điện lực và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí đủ quỹ đất cho xây dựng các công trình điện lực.
2. Chủ đầu tư khi lập dự án đầu tư công trình điện lực phải xác định rõ diện tích đất cần sử dụng và phương án đền bù, giải phóng mặt bằng.
3. Sau khi dự án đầu tư điện lực đã được phê duyệt, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất để chủ đầu tư thực hiện dự án.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư dự án điện lực lập và thực hiện kế hoạch giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư; bồi thường thiệt hại về đất đai, tài sản; bảo vệ diện tích đất dành cho dự án và hành lang an toàn của công trình điện lực.”
Quy định luật đền bù đường dây điện khi đi qua nhà ở, công trình?
Điều 18 Nghị định 14/2014/NĐ-CP và điểm a khoản 13 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định bồi thường, hỗ trợ về nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không như sau:
– Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phải di dời ra khỏi hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV thì được bồi thường, hỗ trợ do làm hạn chế khả năng sử dụng và ảnh hưởng trong sinh hoạt. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện 01 lần như sau:
+ Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không, được xây dựng trên đất đủ điều kiện bồi thường về đất trước ngày có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được bồi thường, hỗ trợ phần diện tích trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không.
Mức bồi thường, hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (UBND cấp tỉnh) căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định.
+ Trường hợp nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường về đất thì UBND cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương.
– Nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt được xây dựng trước ngày có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì xử lý như sau:
+ Nếu chưa đáp ứng các điều kiện để nhà ở, công trình có người sinh sống, làm việc bên trong được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV thì chủ đầu tư lưới điện cao áp phải chịu kinh phí và thực hiện cải tạo nhằm đáp ứng các điều kiện đó (nghĩa là muốn nhà ở, công trình tồn tại thì phải bỏ tiền để cải tạo).
+ Trường hợp phá dỡ một phần, phần còn lại vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định pháp luật về xây dựng và đáp ứng được các điều kiện để tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV thì chủ đầu tư lưới điện cao áp có trách nhiệm: Chi trả, bồi thường phần giá trị nhà, công trình bị phá dỡ và chi phí cải tạo hoàn thiện lại nhà, công trình theo tiêu chuẩn tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ hoặc bồi thường di dời nhà ở công trình theo quyết định của UBND cấp tỉnh.
+ Trường hợp nhà ở, công trình không thể cải tạo được để đáp ứng điều kiện được phép tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện cao áp trên không điện áp đến 220 kV mà phải dỡ bỏ hoặc di dời, thì chủ sở hữu nhà ở, công trình được bồi thường, hỗ trợ theo quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Quy định bồi thường hỗ trợ về đất để xây dựng công trình điện lực như thế nào?
Căn cứ khoản 12 Điều 1 Nghị định 51/2020/NĐ-CP quy định về thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ để xây dựng công trình điện lực như sau:
“Việc thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ đối với đất và tài sản gắn liền với đất nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp bị thiệt hại do phải giải tỏa được thực hiện theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.”.
Theo quy định trên, người dân cần lưu ý một số quy định sau:
– Điều kiện được bồi thường về đất: Phải có Giấy chứng nhận (Sổ hồng, Sổ đỏ) hoặc không có Giấy chứng nhận nhưng đủ điều kiện được cấp, trừ duy nhất 01 trường hợp.
– Hình thức bồi thường: Bồi thường bằng tiền, ngoài ra nếu thu hồi đất ở thì được bồi thường bằng đất hoặc nhà ở nếu không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi, trừ trường hợp muốn bồi thường bằng tiền.
– Mức bồi thường: Tính theo giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định hoặc theo thỏa thuận giữa người sử dụng đất và doanh nghiệp nếu công trình điện lực do tư nhân đầu tư và thực hiện (không phải do Nhà nước thu hồi đất).
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Quy định luật đền bù đường dây điện khi đi qua nhà ở, công trình?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề: mẫu trích lục cải chính hộ tịch như thế nào,…của bạn. Ngoài ra nếu có những vấn đề, câu hỏi trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,… chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102. để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Mời bạn xem thêm
- Quy trình giải tỏa đền bù năm 2022
- Đơn giá đền bù đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Trộm vật liệu thi công đường dây điện bị phạt bao nhiêu năm tù?
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 6 Điều 23 Luật Điện lực quy định: Trong trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán điện thông báo hai lần thì sau mười lăm ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, bên bán điện có quyền ngừng cấp điện. Bên bán điện phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho bên mua điện trước 24 giờ và không chịu trách nhiệm về thiệt hại do việc ngừng cấp điện gây ra.
Như vậy, nếu bên mua điện không trả tiền điện; hoặc đã nhận được thông báo 2 lần từ nhà cung cấp điện, thì sau 15 ngày kể từ ngày thông báo lần đầu tiên; bên nhà bán điện sẽ có quyền ngừng cung cấp điện.
Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà đơn vị cung cấp điện, người có trách nhiệm cung ứng điện sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự đối với hành vi cắt điện không thông báo trước.
Xử phạt hành chính
Trong trường hợp phải thông báo mà Công ty Điện lực không thông báo cho người dân biết sẽ bị phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng theo điểm b khoản 4 Điều 11 Nghị định 134/2013/NĐ-CP, cụ thể:
Phạt tiền Đơn vị bán lẻ điện từ 10 – 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
[…] Ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện mà không thông báo theo quy định về trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện.
Xử lý hình sự
Trường hợp người có trách nhiệm trong việc cung ứng điện mà cắt điện không có căn cứ hoặc không thông báo có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 199 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 với mức phạt tù cao nhất lên tới 07 năm.
Cụ thể, phạm tội thuộc các trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 03 – 07 năm:
– Làm chết 02 người trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
– Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, đối với hành vi trộm cắp tài sản có thể bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.