Khi nhắc đến tăng ca hay làm thêm giờ thì chúng ta thường hay nghĩ đến luôn đó chính là chính sách đối với người lao động làm việc tại các công ty, doanh nghiệp mà ít ai liên tưởng đến trường hợp làm thêm giờ của cán bộ công chức nhà nước. Tuy nhiên, cũng tương tự như người lao động làm việc tại các doanh nghiệp thì cán bộ công chức cũng có chế độ làm thêm giờ. Vậy thì “Quy định làm thêm giờ của cán bộ công chức mới nhất” hiện nay như thế nào?. Sau đây mời bạn hãy tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Cán bộ công chức là gì?
Cán bộ công chức theo nghĩa chung có thể được hiểu là nhân viên trong cơ quan nhà nước, đây là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm, bầu cử, phê chuẩn vào giữ các chức danh trong các cơ quan nhà nước, những người này sẽ giữ vai trò thực thi hoạt động công vụ Nhà nước, qua đó thực hiện quản lý hành chính Nhà nước một cách có hiệu quả, theo quy định hiện hành thì cán bộ công chức được hưởng lương và các khoản thu nhập, các chế độ hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước.
Theo Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 quy định về cán bộ, công chức như sau:
– Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
– Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
– Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Quy định làm thêm giờ của cán bộ công chức mới nhất
Hiện nay do khối lượng công việc lớn nên việc làm thêm giờ là rất phổ biến, ta có thể hiểu việc làm thêm giờ là thời gian làm việc ngoài giờ làm việc bình thường, khoảng thời gian làm thêm này phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và được ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp cũng như người làm việc tại cơ quan nhà nước, thì pháp luật nước ta đã đưa ra các quy định giới hạn việc làm thêm giờ này để tránh trường hợp người lao động bị bóc lột sức lao động.
Theo đó, việc làm thêm giờ của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay sẽ áp dụng tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
“1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
4. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Như vậy, việc làm thêm giờ của cán bộ, công chức, viên chức tức là làm ngoài thời giờ làm việc bình thường.
Tiền lương làm thêm giờ của cán bộ công chức
Tương tự như đối với người lao động bình thường, khi cán bộ công chức làm thêm giờ theo yêu cầu để hoàn thành khối lượng công việc được giao thì sẽ được hưởng mức tiền lương làm thêm giờ của người lao động. Theo quy định của pháp luật thì mức lương làm thêm giờ này sẽ cao hơn so với mức lương làm việc bình thường, mức lương này sẽ được áp dụng công thức tính khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể, theo đó cách tính lương như sau:
Căn cứ tại Luật cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010 quy định tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được áp dụng theo quy định của pháp luật, theo đó tại Điều 55, 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 đã hướng dẫn cách tính tiền lương làm thêm giờ và làm thêm giờ vào ban đêm của công chức, viên chức, cụ thể như sau:
Căn cứ tại Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau: Người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ | = | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% | x | Số giờ làm thêm |
Trong đó:
Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | = | Tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà NLĐ làm thêm giờ | : | Tổng số giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày NLĐ làm thêm giờ |
Lưu ý:
+ Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng tiền lương thực trả của công việc đang làm của tháng hoặc tuần hoặc ngày mà người lao động làm thêm giờ không bao gồm tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm, tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi có thân nhân bị chết, NLĐ có người thân kết hôn, sinh nhật của NLĐ, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong HĐLĐ.
+ Giờ thực tế làm việc tương ứng trong tháng hoặc tuần hoặc ngày người lao động làm thêm giờ không quá số ngày làm việc bình thường trong tháng và số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, 01 tuần theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn và không kể số giờ làm thêm.
– Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;
– Mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;
– Mức ít nhất bằng 300% số với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Cách tính tiền làm thêm giờ vào ban đêm
Căn cứ tại Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm như sau:
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm theo khoản 3 Điều 98 của Bộ luật Lao động năm 2019, được hưởng tiền lương tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm | = | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% | + | Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường | x | Mức ít nhất 30% | + | 20% | x | Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương | x | Số giờ làm thêm vào ban đêm |
Trong đó:
– Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định như mục 1.1 trong bài viết (khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
– Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:
+ Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, được tính ít nhất bằng 100% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm); ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm);
+ Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần, được tính ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường;
+ Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.
Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức khi làm thêm giờ được tính như người lao động và được xác định bằng công thức nêu ở trên. Ngoài ra pháp luật còn quy định về tiền lương làm việc vào ban đêm tại Điều 56 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thực hiện thủ tục làm giám hộ theo luật định năm 2023
- Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn khi bỏ sổ hộ khẩu mới
- Mấu giấy giám hộ hợp pháp chuẩn quy định pháp luật 2023
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã tư vấn các thông tin có liên quan đến vấn đề “Quy định làm thêm giờ của cán bộ công chức mới nhất” hoặc nếu quý khách hàng có nhu cầu đến các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang như sau:
– Chế độ trả lương gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức; nguồn trả lương và theo quy chế trả lương của cơ quan, đơn vị. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sau khi trao đổi với Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp có trách nhiệm xây dựng, ban hành quy chế trả lương để thực hiện đối với cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị. Quy chế trả lương phải được gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để quản lý, kiểm tra và thực hiện công khai trong cơ quan, đơn vị.
Việc trả lương trong lực lượng vũ trang thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
– Chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.
Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chế độ trực 12giờ/24giờ hoặc 24giờ/24giờ được thực hiện chế độ trả lương hoặc phụ cấp đặc thù do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định.
– Chế độ trả lương trong những ngày nghỉ làm việc được hưởng lương; chế độ tạm ứng tiền lương trong thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.
– Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị và các đối tượng hưởng lương thuộc lực lượng vũ trang được cử đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài từ 30 ngày liên tục trở lên hưởng sinh hoạt phí do Nhà nước đài thọ hoặc hưởng lương, hưởng sinh hoạt phí do nước ngoài, tổ chức quốc tế đài thọ thì trong thời gian ở nước ngoài được hưởng 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
– Công chức dự bị và những người trong thời gian tập sự hoặc thử việc trong các cơ quan nhà nước (kể cả tập sự công chức cấp xã) và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được hưởng mức lương theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 115/2003/NĐ-CP, Điều 21 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP, Điều 18 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP, Điều 4 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP và được hưởng chế độ phụ cấp, chế độ trả lương theo quy định tại Nghị định này.
+ Cán bộ chuyên trách cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động, hàng tháng được hưởng 90% mức lương chức danh hiện đảm nhiệm quy định tại Nghị định này và không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
+ Công chức cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động, hàng tháng được hưởng 90% mức lương bậc 1 của ngạch công chức hành chính có cùng trình độ đào tạo quy định tại Nghị định này và không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Giờ hành chính là thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính Nhà nước cũng như doanh nghiệp.
Tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc như sau:
“Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.”
Theo cách hiểu hiện nay thì giờ hành chính được tính 08 giờ/ngày. Giờ hành chính này sẽ không kể thời gian nghỉ trưa.
Thông thường, giờ hành chính trong các cơ quan, doanh nghiệp thường chia thành 2 buổi sáng, chiều:
– Buổi sáng: Bắt đầu từ 7 giờ 30 đến 12 giờ.
– Buổi chiều: bắt đầu từ 13 giờ 30 đến 17 giờ.
– Trong một tuần, thời gian làm việc thường kéo dài từ thứ Hai đến thứ Sáu và nghỉ vào 2 ngày cuối tuần (hoặc làm việc đến thứ bảy và nghỉ ngày chủ nhật).
Tuy nhiên, giờ hành chính áp dụng với từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ có sự chênh lệch khác nhau hoặc chênh lệch theo mùa nhưng đảm bảo tối đa 8 giờ/ngày.