Xin chào Luật sư X, tôi kinh cửa hàng quần áo nhập khẩu nhưng kinh doanh khó khăn, kinh tế đi xuống nên tôi muốn vay tín chấp thì phải làm sao? Quy định lãi suất cho vay tín chấp ra sao? Xin được tư vấn.
Chào bạn, bên cạnh vay thế chấp thì vay tín chấp cũng rất phổ biến hiện nay. Vì vay không có tài sản bảo đảm nên vay tín chấp thường có lãi suất cao nhưng thủ tục khá đơn giản. Vậy vay tín chấp là gì? Quy định về lãi suất cho vay tín chấp thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Vay tín chấp là gì?
Vay tín chấp không phải là một thuật ngữ pháp lý. Đây là cách nói thông thường của người dân. Vì thế, khái niệm này không được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành.
Theo cách hiểu thông thường, vay tín chấp là hình thức cho vay vốn không cần tài sản đảm bảo. Đơn vị xét duyệt khoản vay dựa vào uy tín và mức thu nhập của người vay; lịch sử tín dụng của họ…Như vậy, có thể hiểu đơn giản, vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân về năng lực trả nợ để phục vụ cho các mục đích cá nhân.
Vay tín chấp cũng thường được xét duyệt trong trường hợp khách hàng vay tiêu dùng…
Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN:
1. Cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó…
Đặc điểm vay tín chấp
Vay tín chấp không được thực hiện được trong giai đoạn đầu của mối quan hệ giữa người cho vay và người vay. Để có được sự tín nhiệm, quan hệ vay – cho vay phải trải qua một thời gian nhất định.
Thế chủ động trong việc quyết định cho vay trả góp tín chấp thuộc về người cho vay. Bởi lẽ, khi và chỉ khi người cho vay có được độ tin cậy rất cao đối với người vay mới có thể quyết định cho vay tín chấp.
Người vay (cá nhân hoặc doanh nghiệp) đóng một vai trò to lớn trong quá trình tạo ra sự tín nhiệm để có thể vay tín chấp. Trong nhiều trường hợp, chính hoạt động kinh doanh có hiệu quả và sự minh bạch của doanh nghiệp lại là nhân tố quyết định để ngân hàng và các tổ chức tín dụng quyết định cho vay tín chấp.
Sự tín nhiệm (“tài sản” đảm bảo tiền vay) lại là loại tài sản vô hình, không thể đem đấu giá để thu hồi vốn cho vay. Vì vậy, quyết định cho vay tín chấp của các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần đặc biệt cẩn trọng.
Quy định lãi suất cho vay tín chấp
Vay tín chấp giữa ngân hàng, công ty tài chính với người vay không chịu sự điều chỉnh bởi quy định về lãi vay của Bộ luật Dân sự bởi tổ chức tín dụng là đối tượng điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng.
Theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực (như lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu; phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa…).
Thông thường, bởi những rủi ro do vay tín chấp không có tài sản bảo đảm mang lại rất cao nên lãi suất cho vay tín chấp cũng cao hơn vay thế chấp. Tuy nhiên, mức lãi cụ thể là bao nhiêu phụ thuộc vào từng ngân hàng, công ty tài chính; phụ thuộc vào thỏa thuận với bên vay và mức độ uy tín của người vay…
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 43/2016/TT-NHNN, công ty tài chính ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng.
Vay tín chấp ngân hàng không có khả năng chi trả có bị khởi tố hình sự không?
Căn cứ theo Điều 466, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về “Nghĩa vụ trả nợ của bên vay” như sau:
“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì chưa có nội dung nào đề nghị việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với khách hàng vay vốn tín chấp mà không hoàn trả được nợ do khó khăn về tài chính. Vì vậy, nếu khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng thì sẽ chịu trách nhiệm dân sự.
Hợp đồng vay vốn hai bên ký kết tại thời điểm đó được coi là hợp đồng vay tài sản (tiền là một loại tài sản) có thời hạn trả nợ theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015.
Theo quy định trên, khi hợp đồng vay tài sản đến kì hoàn trả thì khách hàng sẽ phải có nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản vay cho tổ chức tín dụng theo quy định.
Thời điểm đến lúc trả nợ mà bên vay không trả nợ hoặc hoàn trả không đầy đủ thì bên vay sẽ phải trả lãi đối với khoản vay bị chậm trả theo lãi suất cơ bản được quy định bởi tổ chức tín dụng. Khoản lãi phạt sẽ được tính bắt đầu từ thời điểm chậm trả nợ nhân với số tiền gốc chậm nợ. Nguyên tắc là không tính lãi phạt trên nợ lãi phát sinh (chỉ tính trên nợ gốc).
Trường hợp này, phía ngân hàng có quyền khởi kiện các khách hàng không trả nợ vay ra Tòa án theo trình tự tố tụng dân sự, nhằm đề nghị Tòa án xét xử ra phán quyết buộc khách hàng phải hoàn trả đầy đủ số tiền vay và lãi phát sinh nếu có cho họ.
Sau khi Tòa án có phán quyết về trách nhiệm dân sự của người vay, đơn vị cho vay có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tại địa phương thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với người vay như kê biên tài sản, niêm phong, phong tỏa tài sản, phát mãi tài sản mà họ sở hữu,… để thu hồi khoản vay cho tổ chức tín dụng.
Vì vậy, để hạn chế được phát sinh lãi và giải quyết vấn đề, bạn nên trình bày với phía ngân hàng nơi bạn vay tín chấp để ngân hàng biết được tình trạng của bạn, nắm được tình hình và đàm phán hướng giải quyết phù hợp, tránh được việc bị ngân hàng khởi kiện tại Tòa án.
Có thể bạn quan tâm
- Người bị ép buộc đưa hối lộ có bị làm sao không?
- Mẫu thông báo họp nội bộ công ty
- Những trường hợp không được cấp Căn cước công dân?
- Thẻ căn cước gắn chíp có định vị được không?
- Ngày cấp Căn cước công dân ghi ở đâu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định lãi suất cho vay tín chấp”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc; tạm ngừng doanh nghiệp; tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch; thành lập công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Có nhiều hình thức vay tín chấp như:
– Vay tín chấp theo lương;
– Vay tín chấp theo sổ hộ khẩu;
– Vay tín chấp theo đăng ký xe;
– Vay tín chấp theo hợp đồng bảo hiểm;
– Vay tín chấp theo sim;
– Vay tín chấp theo hóa đơn điện nước…
Để được vay tín chấp, người vay liên hệ với ngân hàng hoặc các công ty tài chính để được hướng dẫn cung cấp các giấy tờ cần thiết. Bởi mỗi ngân hàng, công ty tài chính, với mỗi gói vay khác nhau sẽ yêu cầu các giấy tờ không giống nhau.
Chẳng hạn, nếu cần vay qua lương, người vay chủ yếu cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Chứng minh nhân dân/ Thẻ Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực;
– Sổ hộ khẩu/ Giấy phép lái xe;
– Hợp đồng lao động/ Xác nhận nhân sự/ Quyết định biên chế;
– Sao kê lương/ Xác nhận lương;
– Giấy đề nghị vay vốn;
– Phương án sử dụng vốn.
Lãi suất là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến khoản tiền lãi phải trả. Chính vì thế, bạn hãy lưu ý điều này thật kỹ càng trước khi đăng ký vay.
Lãi suất vay tín chấp thường cao hơn lãi suất vay thế chấp. Lý do xuất phát từ vay thế chấp cần có một loại tài sản đảm bảo cho khoản vay. Khi gặp trường hợp xấu nhất, khách hàng không thể tất toán khoản nợ, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng vẫn có thể thu hồi khoản nợ này bằng cách thanh lý tài sản khách đã thế chấp. Với hình thức vay tín chấp, không có tài sản thế chấp nên rủi ro không thu hồi được khoản vay là rất cao. Do đó, mức lãi suất áp dụng đối với hình thức này cũng cần phải tương đương với mức độ rủi ro để đảm bảo quyền lợi của tổ chức tín dụng.
Lãi suất thay đổi theo từng thời kỳ, không phải thời điểm nào cũng giống nhau. Chính vì thế, trước khi đăng ký vay tín chấp, khách hàng nên liên hệ ngân hàng/công ty tài chính để được tư vấn chi tiết.