Cùng với sự phát triển của các quan hệ xã hội ngày nay, các quan hệ liên quan đến tài sản phát sinh ngày càng phong phú và đa dạng, theo đó mà đối tượng của hợp đồng mua bán trên thực tế đã không chỉ đơn thuần là vật chất cụ thể mà còn có thể là quyền tài sản. Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định cho tiết về việc mua bán, chuyển giao quyền tài sản. Vậy chi tiết quy định về hợp đồng mua bán quyền tài sản là gì? Những quy định xoay hợp đồng mua bán hiện nay ra sao? Bạn đọc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Tài sản là gì? Tài sản bao gồm những loại nào?
Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Trong đó, bất động sản (Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015) bao gồm:
– Đất đai;
– Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
– Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
– Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Phân loại tài sản theo Bộ luật Dân sự 2015
**Tài sản là vật
– Vật chính và vật phụ
+ Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.
+ Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.
– Vật chia được và vật không chia được
+ Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
+ Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.
– Vật tiêu hao và vật không tiêu hao
+ Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
+ Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
– Vật cùng loại và vật đặc định
+ Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.
+ Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.
– Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.
**Tài sản là tiền
Tiền là vật ngang giá chung để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
**Tài sản là giấy tờ có giá
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN thì giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác.
Các loại giấy tờ có giá như hối phiếu đòi nợ; trái phiếu Chính phủ; các loại chứng khoán;…
**Tài sản là quyền tài sản
Còn theo Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Hợp đồng mua bán quyền tài sản là gì?
Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho bên mua và nhận tiền bán tài sản, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản mua và trả tiền cho bên bán theo thời hạn, số lượng và phương thức các bên đã thoả thuận.
Đối tượng của hợp đồng mua bán
Tài sản được quy định tại BLDS đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán. Đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản cũng phải thỏa mãn những quy định của pháp luật về chế độ pháp lí của đối tượng trong giao dịch dân sự. Đối tượng của hợp đồng mua bán phải được phép giao dịch. Nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là vật thì vật phải được xác định rõ.
Đối tượng của hợp đồng mua bán là quyền tài sản thì phải có những chứng từ hoặc bằng chứng khác để chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán. Quyền tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phổ biến là chuyển giao quyền đòi nợ, mua bán quyền sử dụng đất đai, mua bán quyền sở hữu các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao được. Cho dù đối tượng của hợp đồng mua bán là vật cụ thể hay một quyền tài sản thì phải được xác định rõ.
Đối tượng của hợp đồng mua bán có thể là vật hình thành trong tương lại. Trường hợp này người bán phải có căn cứ chứng minh là vật đó đang hoặc chuẩn bị được hình thành.
VÍ dụ: mua bán hoa màu chưa được thu hoạch, mua bán chung cư đang xây dựng,..
Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó.
Tài sản bán thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán.
Ý nghĩa của hợp đồng mua bán tài sản
Thông thường, hợp đồng mua bán tài sản được thực hiện ngay sau khi các bên thỏa thuận xong về đối tượng và giá cả- bên mua trả tiền xong thì bên bán chuyển giao vật cho bên mua. Nhưng cũng có thể được các bên thỏa thuận khác như nhận tiền trước, giao vật sau hoặc giao vật trước, trả tiền sau. Nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là một số lượng lớn tài sản thì các bên có thể chuyển giao vật làm nhiều lần và mỗi lần theo một số lượng, khối lượng nhất định. Sau khi các bên thực hiện xong hợp đồng, họ sẽ thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất, kinh doanh.
Hợp đồng mua bán là phương tiện pháp lí tạo điều kiện cho công dân, tổ chức trao đổi hàng hóa, thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng, sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, quan hệ mua bán phản ánh mối quan hệ kinh tế về trao đổi vật tư, sản phẩm giữa các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Từ đó tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân.
Mời bạn xem thêm:
- Công chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không?
- Cá nhân có được góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không?
- Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy định năm 2023 về hợp đồng mua bán quyền tài sản là gì?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc sẽ được tư vấn pháp lý về mẫu hợp đồng mua bán nhà đất đơn giản cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp:
Giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.
Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.
Hình thức của hợp đồng mua bán tài sản có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định.
Nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu thì hình thức của hợp đồng mua bán phải bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực ( mua bán nhà ở, xe cơ giới,..)
Hình thức của hợp đồng mua bán là căn cứ để xác định người bán và người mua đã tham gia vào hợp đồng mua bán, từ đó xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng; xác định trách nhiệm dân sự của bên vi phạm hợp đồng.
Địa điểm giao tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì được xác định theo Địa điểm thực hiện nghĩa vụ như sau:
– Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản;
– Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản.
Tài sản được giao theo phương thức do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì tài sản do bên bán giao một lần và trực tiếp cho bên mua.
Trường hợp theo thỏa thuận, bên bán giao tài sản cho bên mua thành nhiều lần mà bên bán thực hiện không đúng nghĩa vụ ở một lần nhất định thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến lần vi phạm đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.