Hiện nay tách thửa đất là một nhu cầu phổ biến của người dân, việc thực hiện tách thửa đất thường sẽ được tiến hành khi người sử dụng đất mua bán, chuyển nhượng hay thực hiện việc tặng cho, thừa kế đất đai. Tuy nhiên trong một số pháp luật quy định hạn chế tách thửa đất hay sẽ cần đáp ứng những điều kiện nhất định để được tiến hành tách thửa đất, chi tiết nội dung này sẽ được Luật sư X gửi đến bạn đọc tại nội dung bài viết dưới đây của Luật sư X, mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Tách thửa đất là gì?
Tách thửa đất hiểu một cách đơn giản là việc chia một thửa đất thành hai hay nhiều mảnh đất có diện tích nhỏ hơn.
Theo quy định của pháp luật, dựa vào quy định của Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP, ta có thể nhận thức được tách thửa đất là thủ tục phân chia quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất từ một thể hợp nhất thành nhiều phần khác nhau.
Biểu hiện của thủ tục tách thửa đất chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất hình thành hai hay nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất.
Muốn thực hiện tách thửa đất, cần đáp ứng điều kiện gì?
Để một mảnh đất có thể phân chia quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất thành nhiều phần khác nhau thì cần đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. Dưới đây là quy định của pháp luật về điều kiện tách thửa đất theo Điều 188 Luật Đất Đai 2013:
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, để tách thửa đất cần phải đáp ứng một số yêu cầu theo Luật định. Mảnh đất muốn tách cần phải được cấp hoặc có đủ các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thửa đất phải có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của địa phương đó. Bên cạnh đó, mảnh đất phải là mảnh đất không có tranh chấp. Điều đó có nghĩa là nếu mảnh đất chưa được xác định về quyền sở hữu thì mảnh đất đó sẽ không được tách theo quy định. Bên cạnh đó, mảnh đất đang không bị kê biên để bảo đảm thi hành án có nghĩa là Tòa án đang không giữ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu của mảnh đất đảm bảo việc thi hành án. Điều kiện cuối cùng, mảnh đất vẫn đang còn thời hạn sử dụng.
Quy định hạn chế tách thửa đất năm 2023 như thế nào?
Hạn chế tách thửa đất là việc pháp luật có những quy định về các trường hợp hạn chế tách thửa đất hoặc không thực hiện hoạt động tách thửa đất.
Tại Điều 75a của Nghị định số 43/2013/NĐ- CP của Chính phủ được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 01/2017/NĐ- CP; Nghị định 148/2020/NĐ- CP quy định như sau:
“Điều 75a. Quy định điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng và điều kiện cụ thể tại địa phương để quy định cụ thể điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất.”
Như quy định trên, thì trong các văn bản quy phạm pháp luật đất đai bao gồm Luật Đất đai, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật đất đai không có những quy định về hạn mức tối thiểu chung cũng như các điều kiện khác về trường hợp không được tách thửa đất. Mà các điều kiện về tách thửa đất này sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh của từng tỉnh quyết định, căn cứ trên quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các điều kiện thực tế của tỉnh;…. Các điều kiện tách thửa đất đối với mỗi loại đất sẽ khác nhau.
Ví dụ đối với các điều kiện về tách thửa đất tại Thành phố Hà Nội được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định trong Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND, thì các trường hợp không được tách thửa đất được quy định tại Khoản 3 Điều 5, đó chính là:
“a) Thửa đất nằm trong các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch để xây dựng nhà ở đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
b) Thửa đất gắn liền với diện tích nhà đang thuê của Nhà nước, mà người đang thuê chưa hoàn thành thủ tục mua nhà, cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
c) Thửa đất gắn liền với nhà biệt thự thuộc sở hữu nhà nước đã bán, đã tư nhân hóa nhưng thuộc danh mục nhà biệt thự bảo tồn, tôn tạo theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn Thành phố do UBND Thành phố phê duyệt.
d) Đất thuộc khu vực Nhà nước đã có Thông báo thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2013;
đ) Các thửa đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, theo quy định trên thì các Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy định về 05 trường hợp không được tách thửa đất. Nhìn chung, các trường hợp này đều là các trường hợp đặc thù, liên quan trực tiếp đến quyền quản lý đất đai của Nhà nước, cũng như các trường hợp về các dự án phát triển hoặc bảo tồn đất đai. Bên cạnh đó, thì tại Điều 5 cũng quy định về các trường hợp tách thửa đất, thì diện tích các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo không nhỏ hơn 30 m2 đối với khu vực các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mới giao đất ở theo quy định này đối với các xã còn lại, chiều rộng mặt tiền và chiều sâu với chỉ giới xây dựng của các thửa đất hình thành từ việc tách thửa đất cũng phải từ 3 mét trở lên. Đối với các trường hợp tách thửa đất ngoài việc đảm bảo không thuộc trường hợp không được tách thửa đất thì đồng thời phải đảm bảo điều kiện về diện tích cũng như số đo các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa đất.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định hạn chế tách thửa đất năm 2023 như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về tách thửa đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu đơn thừa kế gồm những gì theo quy định năm 2023?
- Thời gian xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
- Cách xác định các trường hợp chấm dứt hôn nhân năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Theo Khoản 11 Điều 9, Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ xin tách thửa được quy định như sau:
Đơn đề nghị tách thửa.
Giấy chứng nhận bản gốc về quyền sử dụng đất (sổ đỏ, sổ hồng).
Sơ đồ kỹ thuật với các nội dung cụ thể của thửa đất đó.
Trong trường hợp thửa đất thuộc diện chuyển nhượng thì cần cả hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng và chứng minh thư, hộ khẩu cả hai bên.
Đối với tổ chức hoặc cơ sở tôn giáo thì hồ sơ nộp về văn phòng đăng ký đất đai. Nếu là cá nhân thì nộp tại phòng Tài nguyên môi trường cấp huyện hoặc tương đương cấp tỉnh.
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 43/2013/NĐ-CP thì thời gian giải quyết hồ sơ tách thửa tối đa là 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ từ người làm thủ tục.
Thời gian này không bao gồm thời gian trưng cầu giám định, thời gian đóng thuế, phí của người sở hữu đất và thời gian cân nhắc xử lý với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì trong thời gian không quá 03 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Đối với các xã hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa, thời gian tách thửa được tăng thêm 15 ngày. Lưu ý, chỉ khi có hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì thời gian tách thửa mới bắt đầu được tính.