Hiện nay do gia tăng năng suất lao động hay cần một số lượng hàng lớn để xuất khẩu, buôn bán ra thị trường mà nhiều doanh nghiệp có quy định về thời gian làm thêm giờ đối với người lao động. Đồng thời cũng không ít người lao động lựa chọn đăng ký việc làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập. Khi làm thêm giờ doanh nghiệp sẽ cần đảm bảo một số điều kiện nhất định như thời gian nghỉ ngơi, mức lương đối với người lao động. Trên thực tế hiện nay có trường hợp không giới hạn số giờ làm thêm đối với người lao động tuy nhiên cần tuân thủ yêu cầu nhất định. Vậy quy định giới hạn thời gian làm thêm giờ của người lao động hiện nay ra sao và khi làm thêm như vậy thì mức lương được quy định thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý
Quy định giới hạn thời gian làm thêm giờ của người lao động năm 2023
Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 , người sử dụng lao động được sử dụng NLĐ làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
– Phải được sự đồng ý của NLĐ;
– Bảo đảm số giờ làm thêm của NLĐ không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
– trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của NLĐ thì được sử dụng NLĐ làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
– NLĐ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;
– NLĐ là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng
– NLĐ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
– Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Lưu ý: Không áp dụng quy định về số giờ làm thêm trong 01 năm nêu trên đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 .
– Trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng NLĐ làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm có nhu cầu và được sự đồng ý của NLĐ thì được sử dụng NLĐ làm thêm trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 01 tháng.
Các trường hợp không giới hạn số giờ làm thêm đối với người lao động
Theo Điều 108 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu NLĐ làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và NLĐ không được từ chối trong trường hợp sau đây:
– Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của NLĐ theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
NLĐ có quyền từ chối làm thêm trong trường hợp đặc biệt không?
Căn cứ quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 thì trong 02 trường hợp đặc biệt nêu trên, NLĐ không có quyền từ chối làm thêm giờ.
Tuy nhiên, đối với trường hợp thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa nhưng có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của NLĐ thì NLĐ được phép từ chối làm thêm giờ.
Quy định về thời gian làm việc ban đêm như thế nào?
Theo Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019, giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
Quy định này không có gì thay đổi so với Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2012 đang được áp dụng hiện nay.
Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ người lao động làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần. Đối với người lao động làm việc ban đêm, khoản 1 Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 quy định được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Người lao động làm việc ban đêm theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ mới được tính vào thời gian làm việc. Đồng nghĩa với đó, người lao động làm việc ca đêm dưới 06 tiếng thì không được tính thời gian nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc.
Làm việc vào ban đêm thì có được trả thêm tiền không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm việc vào ban đêm như sau:
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Như vậy, khi người lao động làm việc vào ban đêm sẽ được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Công ty không trả lương làm thêm giờ sẽ bị xử phạt như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm về tiền lương như sau:
– Phạt tiền đối với người sử dụng lao động không trả hoặc không trả đủ tiền lương làm thêm giờ như sau:
+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
+ Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
+ Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
+ Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Ngoài ra, công ty còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
“Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;”
Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Chính sách về tiền lương của người lao động theo quy định của pháp luật?
- Công ty không thưởng lương tháng 13 đúng quy định không?
- Thử việc có phải khấu trừ 10% lương đóng TNCN?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Quy định giới hạn thời gian làm thêm giờ của người lao động năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như Mẫu hợp đồng đại lý thương mại độc quyền, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định, người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm. Đồng nghĩa với đó, người sử dụng lao động vẫn có thể sử dụng lao động nữ mang thai làm việc ban đêm nếu người đó mang thai dưới 07 tháng hoặc dưới 06 tháng với công việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Trong trường hợp ép người lao động làm thêm giờ, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ của Chính phủ:
Sẽ phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi:
Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ các trường hợp theo quy định.
Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động (theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật lao động 2019).
Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.