Hiện nay, nhiều người sử dụng đất quan tâm đến việc tách thửa đất nông nghiệp. Tuy nhiên, không phải người sử dụng đất nào cũng nắm rõ các quy định liên quan đến việc tách thửa đất nông nghiệp, Vậy nếu muốn tách thửa đất nông nghiệp cần đảm bảo những điều kiện gì? Quy định diện tích đất ở nông thôn bao nhiêu được tách thửa? Những giấy tờ cần thiết để tách thửa đất nông nghiệp bao gồm những gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé
Quy định diện tích đất ở nông thôn bao nhiêu được tách thửa?
Hiện nay tùy theo từng địa phương khác nhau mà có quy định về diện tích tách thửa đất khác nhau, nhưng ở hầu hết các địa phương thì điều kiện tách thửa và diện tích tách thửa được quy định cơ bản như sau:
- Đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); Để có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất ở nông thôn cần có các loại giấy tờ theo quy định và đảm bảo sử dụng đất ổn định lâu dài, không có tranh chấp sử dụng đất.
- Đất khi tách thửa phải đảm bảo quyền sử dụng đất liền kề.
- Khi tách thửa để đảm bảo diện tích tối thiểu còn lại theo đúng quy định. Quy định về diện tích tối thiểu có sự khác nhau ở các địa phương khác nhau. Theo quy định Điều 143 Luật Đất đai 2013 thì diện tích đất ở tối thiểu tại nông thôn được tách thửa do Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh quyết định sự trên quy hoạch, kế hoạch và tình hình địa phương. Do trong câu hỏi không nói rõ địa phương nên người sử dụng cần căn cứ vào quyết định của UBND tỉnh để xác định cụ thể diện tích tối thiểu được tách thửa.
Ví dụ: Diện tích tách thửa tại Bình Phước
Theo Điều 3 quy định về Hạn mức tách thửa đất ở tại Quyết định 31/2014/QĐ-UBND
– Đất ở tại các phường thuộc các thị xã: Đồng Xoài, Bình Long, Phước Long và các thị trấn thuộc các huyện, diện tích tách thửa tối thiểu quy định như sau:
- Đối với thửa đất tại các khu quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó có quy định rõ kích thước, diện tích, lộ giới, chỉ giới và khoảng lùi xây dựng, mật độ xây dựng thì việc tách thửa phải thực hiện theo quy hoạch đã được phê duyệt;
- Đối với thửa đất tiếp giáp với các đường phố có lộ giới lớn hơn hoặc bằng 20m, diện tích tách thửa tối thiểu là 45m2 (bốn mươi lăm mét vuông) không tính phần diện tích hạn chế sử dụng (hành lang bảo vệ công trình: giao thông, đường điện, sông, suối) trong đó cạnh nhỏ nhất của thửa đất tối thiểu là 05m;
- Đối với thửa đất tiếp giáp với các đường phố có lộ giới nhỏ hơn 20m, diện tích tách thửa tối thiểu là 36m2 (ba mươi sáu mét vuông) không tính phần diện tích hạn chế sử dụng (hành lang bảo vệ công trình: giao thông, đường điện, sông, suối) trong đó cạnh nhỏ nhất của thửa đất tối thiểu là 04m.
– Đất ở tại các xã thuộc các thị xã: Đồng Xoài, Bình Long, Phước Long và các huyện: Diện tích tách thửa tối thiểu là 100m2 (một trăm mét vuông) không tính phần diện tích hạn chế sử dụng (hành lang bảo vệ công trình: giao thông, đường điện, sông, suối) trong đó cạnh nhỏ nhất của thửa đất tối thiểu là 05m.
Điều kiện tách thửa đất nông nghiệp
Tách thửa đất nông nghiệp là quá trình phân chia quyền sở hữu đất nông nghiệp từ một người quản lý cho nhiều chủ thể khác nhau. Do đó, việc tách thửa phải được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Để được tách thửa thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Đất không có tranh chấp.
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
– Đất còn thời hạn sử dụng.
– Thửa đất đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành.
Mẫu đơn tách thửa đất nông nghiệp
– Đơn đề nghị tách thửa đất theo Mẫu số 11/ĐK;
* Hướng dẫn viết mẫu đơn đề nghị tách thửa đất:
– Đề gửi đơn: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất; tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì đề gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất;
– Điểm 1 ghi tên và địa chỉ của người sử dụng đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất gồm các thông tin như sau:
+ Đối với cá nhân ghi rõ họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân nước ngoài ghi họ, tên, năm sinh, số hộ chiếu, ngày và nơi cấp hộ chiếu, quốc tịch;
+ Đối với hộ gia đình ghi chữ “Hộ ông/bà” và ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của cả vợ và chồng người đại diện cùng sử dụng đất; trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả vợ và chồng thì ghi họ, tên, năm sinh, số giấy CMND, ngày và nơi cấp giấy CMND của vợ và của chồng;
+ Đối với tổ chức thì ghi tên tổ chức, ngày tháng năm thành lập, số và ngày, cơ quan ký quyết định thành lập hoặc số giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
– Điểm 2 ghi các thông tin về thửa đất như trên giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất;
– Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên ở cuối “Phần khai của người sử dụng đất trường hợp ủy quyền viết đơn thì người được ủy quyền ký, ghi rõ họ tên và ghi (được ủy quyền); đối với tổ chức sử dụng đất phải ghi họ tên, chức vụ người viết đơn và đóng dấu của tổ chức.
Tách thửa đất mất bao nhiêu tiền?
Nếu chỉ tách thửa thì người dân chỉ phải trả phí đo đạc và lệ phí cấp sổ đỏ (nếu có). Còn việc tách thửa có gắn với việc chuyển nhượng, tặng cho một phần diện tích đất hoặc chia đất giữa các thành viên hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất thì phải nộp thêm lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ, thuế thu nhập cá nhân (nếu có).
(1) Phí đo đạc thửa đất
Phí đo đạc là khoản tiền mà người dân phải trả cho tổ chức dịch vụ đo đạc (không phải nộp cho Nhà nước) nên khoản tiền này tùy theo đơn vị cung cấp dịch vụ đo đạc quyết định.
(2) Lệ phí cấp sổ đỏ
Theo điểm đ khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC, ở mỗi tỉnh, thành phố sẽ có mức lệ phí cấp sổ đỏ khác nhau.
(3) Lệ phí trước bạ
Tổ chức, cá nhân có đất khi quyền sử dụng đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải nộp lệ phí trước bạ.
Lệ phí trước bạ = Giá tính lệ phí trước bạ x Mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%)
(4) Phí thẩm định hồ sơ cấp sổ đỏ
Theo điểm đ khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC, ở mỗi tỉnh, thành phố sẽ có mức lệ phí cấp sổ đỏ khác nhau.
(5) Thuế thu nhập cá nhân
Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp từ chuyển nhượng quyền sử dụng đât = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định diện tích đất ở nông thôn bao nhiêu được tách thửa?” của Luật sư X. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Chúng tôi cung cấp thông tin pháp lý như mẫu sơ yếu lý lịch 2023. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định tại khoản 11 Điều 8 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính thì người dụng đất đất có mong muốn tách sổ đất nông nghiệp thì cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa gồm các giấy tờ cần thiết sau đây:
Đơn xin tách thửa theo mẫu 11/ĐK;
Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Văn bản chia tách thửa đất, văn bản chia tách quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chung của hộ gia đình hoặc của nhóm người sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (nếu có);
Sơ đồ kỹ thuật về thửa đất (nếu có yêu cầu);
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp tách thửa do chuyển nhượng, tặng cho.
Theo quy định tại khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian thực hiện thủ tục tách thửa đất nông nghiệp không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.