Đất đai thuộc sở hữu của toàn nhân dân và nó được nhà nước thống nhất quản lý hoàn toàn dựa trên cơ sở các quy định pháp luật. Để sử dụng đất có hiệu quả nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội thì nhà nước có thẩm quyền sẽ giao cho cá nhân, tổ chức, hộ gia đình…hoặc những chủ thể này phải thực hiện đăng kí quyền sử dụng đất. Nhà nước sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân nào có đủ điều kiện theo quy định pháp luật, điều này nhằm đảm bảo để người dân có thể yên tâm trong việc sử dụng, cải tạo đất của mình. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Quy định đất ở nông thôn bao nhiêu m2” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện để được cấp sổ đỏ
Căn cứ theo Luật đất đai 2013, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất nếu muốn được cấp sổ đỏ đã gồm chi phí cấp sổ đỏ lần đầu phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản sau đây:
+) Có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013.
– Giấy tờ về quyền sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp tạm thời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đấ, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993.
– Được thừa kế, tặng cho hợp pháp, giấy tờ giao nhà tình nghĩa, tình thương gắn liền với đất.
– Giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 đã được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ có thẩm quyền chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
– Bên cạnh đó những giấy được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ.
+ Trường hợp không có 1 trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật đất đai thì phải được Ủy ban nhân dân xã xác định là khi sử dụng đất ổn định, lâu dài, không có tranh chấp.
+ Trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay trước ngày 01.01.2008 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng phải được Ủy ban nhân dân xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị của địa phương.
– Sử dụng đất ổn định, đất đang không có tranh chấp.
– Đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với đất theo quy định của pháp luật.
– Đáp ứng được diện tích tối thiểu để cấp sổ theo quy định cụ thể của từng địa phương.
Đó là những điều kiện cơ bản mà người sử dụng đất phải có khi muốn làm thủ tục cấp sổ đỏ cho đất của mình, thiếu một trong những yếu tố trên thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng không thể làm thủ tục cấp sổ đỏ. Do vậy, trước khi làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân cần phải lưu ý những yếu tố như trên, xem xét mảnh đất của mình có đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ hay không.
Quy định đất ở nông thôn bao nhiêu m2 để được cấp sổ đỏ
Theo quy định tại Điều 143 và Điều 144 Luật đất đai năm 2013, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở cả nông thôn hay đô thị.
Do vậy diện tích tối thiểu để được cấp sổ đỏ sẽ có sự khác nhau nhau giữa mỗi địa phương. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ ban hành quyết định quy định về diện tích tối thiểu này khi có thay đổi về diện tích đất tối thiểu để được cấp sổ đỏ ở địa phương mình.
Trong cùng một tỉnh, tùy theo từng vị trí, điều kiện kinh tế, quy hoạch của tỉnh mà từng quận huyện cũng có thể có mức diện tích tối thiểu để được cấp sổ là khác nhau. Nhưng có điểm chung là diện tích thửa đất mới hình thành và diện tích thửa đất còn lại sau khi tách thửa không được nhỏ hơn diện tích tối thiểu.
Ví dụ: Diện tối thiểu để cấp sổ đỏ của thành phố Hà Nội trong Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND ngày 01/6/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quy định như sau:
1. Hạn mức giao đất ở tái định cư; giao đất làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội được quy định như sau:
Khu vực | Mức tối thiểu | Mức tối đa |
Các phường | 30 m2 | 90 m2 |
Các xã giáp ranh các quận và thị trấn | 60 m2 | 120 m2 |
Các xã vùng đồng bằng | 80 m2 | 180 m2 |
Các xã vùng trung du | 120 m2 | 240 m2 |
Các xã vùng miền núi | 150 m | 300 m2 |
Các xã được phân loại để làm căn cứ xác định hạn mức giao đất ở công nhận quyền sử dụng đất ở đối với từng vùng được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này.
2. Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở cho các trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở ổn định theo khoản 2 Điều 20 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ được xác định bằng một lần hạn mức giao đất ở (xác định theo mức tối đa quy định tại khoản 1 Điều này) nhưng không vượt quá diện tích thửa đất.
3. Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở cho các trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở ổn định theo khoản 3 Điều 24 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ được xác định bằng 05 lần hạn mức giao đất ở (xác định theo mức tối đa quy định tại khoản 1 Điều này) nhưng không vượt quá diện tích thửa đất.
Tách thửa cấp sổ mất phí bao nhiêu?
Khi thực hiện tách sổ đỏ, người dân sẽ phải chịu các chi phí sau:
- Chi phí đo đạc: Thông thường từ 1,8 – 2 triệu đồng/lần (cụ thể sẽ do tổ chức đo đạc báo giá).
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận: do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng mức thu dưới 100.000 đồng/giấy/lần cấp.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục mua bán đất ở nông thôn
- Thông tư 153 về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có nội dung gì?
- Đất ở tại nông thôn có phải là đất thổ cư không?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy định đất ở nông thôn bao nhiêu m2” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Tra cứu chỉ giới xây dựng … vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Sổ đỏ chung là xác lập quyền sở hữu cho 2 chủ sở hữu trở lên và hoàn toàn có thể được tách sổ riêng theo quy định về thủ tục tách thửa.
Tuy nhiên, để được tách thửa đất thì cần đảm bảo diện tích tối thiểu nếu đất chung có diện tích nhỏ hơn thì thực sự là khó có thể làm thủ tục tách thửa đất, làm sổ đỏ riêng theo quy định cụ thể của từng tỉnh theo quy định tại Điều 144 và Điều 145 Luật Đất đai năm 2013.
Theo Nghị định 43/2014/ NĐ-CP, Điều 3 Quyết định 20/2017/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày 11 tháng 6 năm 2017 quy định về hạn mức giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân tại Điều 5 có quy định về hạn mức tối thiểu giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Như vậy, nếu như mảnh đất của bạn có diện tích dưới 30m2 sẽ không đủ điều kiện về diện tích tối thiểu để tách thửa để được cấp giấy chứng nhận nhà đất.
Theo Khoản 2 và Khoản 3, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:
Không được công chứng, chứng thực, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không được làm thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất đối với trường hợp tự chia tách thửa đất đã đăng ký, đã được cấp Giấy chứng nhận thành hai hoặc nhiều thửa đất mà trong đó có ít nhất một thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới.
Như vậy, theo các quy định này thì có thể thấy nếu thửa đất của bạn sau khi tách có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì bạn sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Tuy nhiên, nếu thửa đất của bạn sau khi tách thửa có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà được hợp thửa với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới
Đây cũng là một lưu ý cho bạn khi chuẩn bị tham gia một giao dịch về mua bán, chuyển nhượng, chuyển giao quyền sử dụng đất, phía bên mua cần phải xem xét thật kĩ nếu mảnh đất muốn mua nếu đang chưa có sổ đỏ thì có đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ không, từ đó tránh được những rủi ro không đáng có về sau.