Với sự hội nhập và giao lưu kinh tế quốc tế những năm gần đây; Việt Nam đang là một trong những điểm đến thu hút được; một lượng lớn nhà đầu tư đến kinh doanh tại Việt Nam. Điều này, kéo theo rất nhiều những người lao động có trình độ chuyên môn; tay nghề cao từ các nước đến làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, có một thực trạng xảy ra khá phổ biến đó là việc; kéo theo không ít người không có giấy phép lao động vào nước ta để làm việc; theo hình thức lao động chui. Vậy, hiện nay pháp luật Việt Nam quy định thế nào về việc xử lý lao động chui. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật lao động 2019
- Nghị định 28/2020/NĐ_CP
Lao động chui là gì ? Khó khăn trong xử lý lao động chui
Lao động chui là một thuật ngữ thông thường dùng để chỉ việc; người lao động nước ngoài đi lao động tại một quốc gia nào đó mà không có giấy phép lao động; đồng thời cũng không thuộc trường hợp được miễn trừ việc cấp giấy phép lao động; theo quy định của pháp luật lao động.
Tình trạng lao động chui những năm gần đây tại Việt Nam; ngày càng có xu hướng gia tăng đáng kể. Điều này, vô hình chung; gây ra rất nhiều khó khăn trong việc quản lý người lao động; cũng như việc kiểm soát số lượng người lao động tại các doanh nghiệp. Đồng thời, còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền lợi của người lao động như quyền lợi được đóng bảo hiểm xã hội, được trả lương; cũng như các chế độ liên quan trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động.
Quy định của pháp luật về xử lý lao động chui tại Việt Nam
Hiên nay, pháp luật lao động đã có những quy định cụ thể về việc xử lý lao động chui tại nước ta. Cụ thể, việc sử lý này áp dụng với cả hai đối tượng; là người lao động nước ngoài, cũng như người sử dụng lao động chui là người nước ngoài. Quy định này được quy định cụ thể tại Nghị định 28/2020/NĐ- CP như sau:
Đối với người sử dụng lao động nước ngoài
Tại khoản 3 Điều 153 Bộ Luật Lao động 2019, người sử dụng lao động sử dụng công dân nước ngoài mà không có giấy phép lao động làm việc cho mình thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tại khoản 4 Điều 31 Nghị định 28/2020 quy định; mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại VN; mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động; hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực, như sau:
- Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
- Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
- Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.
xử lý lao động chui đối với người nước ngoài
Theo quy định tại Nghị định 28/2020 quy định, phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:
- Không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;
- Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.
Ngoài ra, quy định tại khoản 2 Điều 153 Bộ Luật Lao động 2019 , công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam.
- Những lý do gì khiến lao động nước ngoài bị thu hồi Giấy phép lao động
Điều kiện để người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam
Trong trường hợp có mong muốn; nguyện vọng làm việc tại Việt Nam thì người nước ngoài đó phải đáp ứng được các quy định của pháp Luật Lao động Việt Nam. Theo quy định tại khoản 1 điều 151 Bộ Luật lao động 2019; quy định về điều kiện người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
- Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian; bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
- Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp; trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp giấy phép lao động
Như vậy, để được làm việc tại Việt Nam, thì điều quan trọng nhất đó chính là người lao động nước ngoài phải tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép lao động. Mọi trường hợp lao động chui thì cả người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài đều có thể bị xử lý theo quy định.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Quy định của pháp luật về xử lý lao động chui tại Việt Nam?“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833.102.102
Câu hỏi liên quan
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động là:
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Việc xác định thẩm quyền cấp giấy phép lao động được căn cứ theo loại doanh nghiệp, tổ chức nơi người lao động nước ngoài làm việc.
Cở sở pháp lý: Điều 3 Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH.
-có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
– Có sức khỏe phù hợp với công việc;
– Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật;
– Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và nước ngoài;
– Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động.
Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.